Pháp luật và xã hội được ví như con đê (xã hội là dòng nước, bờ đê là pháp luật), khi nước lớn thì đê phải cao, và con đê ấy phải xuôi dòng nước chảy; bởi vậy pháp luật cần phải phù hợp với thực tiễn. Nếu pháp luật không phù hợp với thực tiễn thì không những nó “bị chết” trong đời sống thực tế mà còn gây ra những hệ lụy cho xã hội như: người dân không đồng ý thực hiện, giúp cho những “kẻ kém phần tử tế” lợi dụng những khe hở của pháp luật mà làm lợi bất chính... Từ đó tạo nên sự bất công bằng trong xã hội, và hậu quả cuối cùng là gây ra sự bất ổn về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội). Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tiễn thì pháp luật là “tấm gương soi sáng cho thực tiễn”, sẽ được mọi người tôn trọng và tự nguyện thực hiện, tạo ra những mối quan hệ mới, đảm bảo công bằng xã hội, đời sống được ổn định, và là tiền đề của sự phát triển.
Tuy nhiên, trong những năm qua có nhiều quy định của pháp luật nước nhà được đánh giá là không phù hợp với thực tiễn.
1. Một là, “Không chính chủ”
Nghị định 71 của Chính phủ ban hành ngày 19/9/2012 có hiệu lực từ ngày 10/11/2012.
Tại khoản 8 điều 1 Nghị định này quy định: Phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô nếu Không chính chủ.
Quy định này rồi sẽ đi về đâu? Có lẽ chúng ta nên “nhường” câu trả lời này cho những người có thẩm quyền.
2. Hai là, “8 giờ”
Thông tư 33 của bộ NN&PTNT ban hành ngày 20/07/2012, có hiệu lực ngày 03/09/2012
Tại khoản 2 điều 5 Thông tư này quy định: Thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng tám giờ kể từ khi giết mổ.
Thông tư này bị ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 30/08/2012 bởi Quyết định 2090.
3. Ba là, “Ngực lép”
Quyết định 33 của Bộ Y tế ban hành ngày 30/9/2008, có hiệu lực ngày 9/11/2008
Tại mục I, Phần B Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kèm theo Quyết định này quy định: Vòng ngực trung bình dưới 72 cm thì không được cấp bằng lái xe A1.
Như vậy, Ngực lép sẽ không được lái xe trên 50 cc.
Thông tư này bị bãi bỏ bởi Quyết định 4392 ngày 08/11/2008.
Ngoài những quy định “ấn tượng đặc sắc” trên còn có những quy định đáng lưu tâm khác như: Quyết định 34/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn sức khoẻ người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật và Thông tư 34/2012 của Bộ NN&PTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm cũng bị hủy bỏ bởi quyết định 4392 và 2090. Sở GTVT TP.HCM đã có “sáng kiến” đề nghị nghiên cứu ô tô cá nhân đi vào khu vực trung tâm thành phố theo cách xe số chẵn đi... ngày chẵn, xe số lẻ đi... ngày lẻ. “giải pháp” này bị gác lại.
25/11/2012_Thanh Hữu
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 26/11/2012 12:02:37 CH
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 25/11/2012 11:24:03 CH