Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể giao dịch dân sự bao gồm: “hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” được quy định cụ thể tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, giao dịch mà người đại diện xác lập, thực hiện có thể là một hợp đồng như hợp đông mua bán tài sản, hợp đồng cầm cố,… Và giao dịch còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương . trong thực tế, đó có thể là thanh toán một khoản tiền, nhận một món nợ, từ chối nhận di sản, từ bỏ quyền sở hữu.
Vì không tồn tại một thỏa thuận, nên khởi kiện không thể coi là hợp đồng nhưng có thể coi là một giao dịch dân sư. Khởi kiện là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó có thể hiện ý chí đơn phương của người có quyền khởi kiện nhằm phất sinh nhưng hệ quả pháp lý của họ. Các hành vi tố tụng của đương sự được coi là một dạng hành vi pháp lý đơn phương.
Hướng suy luận này đã được ghi nhận trong xét xử thực tiễn. Ông A là đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ gia đình. Cấp sơ thẩm đưa ông A là đại diện hộ gia đình, tham gia tố tụng, không đưa vợ và con ông A vào tham gia tố tụng.Tòa đã khẳng định chủ hộ gia đình đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự và việc chủ hộ đại diện hộ gia đình tham gia tố tụng là đúng quy định của pháp luật. Nên có thể cho rằng, đối với Tòa án, việc tham gia tố tụng cũng là tham gia vào giao dịch dân sự. Tức, đối với Tòa án, các hành vi tố tụng (bao gồm cả khởi kiện) là một dạng giao dịch dân sự.