Khoanh nợ là gì? Thủ tục khoanh nợ thuế được thực hiện ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #605492 18/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Khoanh nợ là gì? Thủ tục khoanh nợ thuế được thực hiện ra sao?

    Trong trường hợp nợ thuế quá hạn dẫn đến việc không có khả năng chi trả thì sẽ thực hiện thủ tục khoanh nợ để áp dụng các biện pháp “xiết nợ”. Vậy quá hạn nộp thuế bao lâu sẽ bị khoanh nợ và thực hiện thủ tục khoanh nợ?
     
    khoanh-no-la-gi-thu-tuc-khoanh-no-mot-nguoi-duoc-thuc-hien-ra-sao
     
    1. Khoanh nợ tiền nộp thuế là gì?
     
    Có thể hiểu khoanh nợ là tuyên bố của cơ quan thuế cho rằng một số khoản nợ thuế không có khả năng được thu hồi. Điều này xảy ra khi đối tượng nợ thuế trở nên quá hạn nghiêm trọng.
     
    2. Hồ sơ thực hiện khoanh nợ gồm những gì?
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP để thực hiện thủ tục khoanh nợ thì cơ quan thuế chuẩn bị hồ sơ khoanh nợ như sau:
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019: Quyết định giải thể của người nộp thuế và thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, thời gian đăng tải thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (gọi tắt là Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh).
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019: Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019: Văn bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với UBND cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ liên lạc và thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
     
    - Đối với người nộp thuế nộp một trong các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm: 
     
    + Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế gửi đến cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
     
    + Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
     
    + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
     
    + Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
     
    + Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
     
    + Giấy phép thành lập và hoạt động.
     
    + Giấy phép hành nghề.
     
    + Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
     
    3. Thời gian khoanh nợ được quy định ra sao?
     
    Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời gian khoanh nợ được thực hiện như sau:
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đến khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc được xóa nợ theo quy định.
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh đăng tải thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc hoàn thành thủ tục giải thể hoặc được xóa nợ theo quy định.
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế nhưng đang trong thời gian làm các thủ tục thanh toán, xử lý nợ theo quy định của Luật Phá sản 2014 đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.
     
    Trường hợp Tòa án có thẩm quyền đã thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp thuế được khoanh nợ đối với số tiền thuế còn nợ đến thời điểm Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.
     
    - Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc từ ngày có hiệu lực của quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.
     
    Do đó, tùy vào từng trường hợp đối tượng khoanh nợ là cá nhân bị chết, mất tích hay doanh nghiệp giải thể, phá sản thể sẽ có các mốc thời gian khoanh nợ riêng.
     
    4. Trình tự thủ tục khoanh nợ được thực hiện thế nào?
     
    Đối với các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019, khi có đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định khoanh nợ theo tải  Mẫu số 01 /KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với số tiền thuế nợ tại thời điểm bắt đầu của thời gian khoanh nợ quy định tại khoản 2 Điều này.
     
    - Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ mà Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo tải  Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý thuế tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
     
    - Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ, khi đủ điều kiện xóa nợ theo quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện xóa nợ theo quy định.
     
    - Trường hợp người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được khoanh nợ mà cơ quan quản lý thuế phát hiện người nộp thuế đó thành lập cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện tính tiền chậm nộp kể từ ngày người nộp thuế được khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
     
    6119 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (30/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận