Khó xử lý hình sự những tổ chức "tín dụng đen"

Chủ đề   RSS   
  • #510845 26/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Khó xử lý hình sự những tổ chức "tín dụng đen"

    Trong thời gian cần đây, lực lượng Công an trên cả nước mở chiến dịch đánh phá các tổ chức tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Trước đó, với những loạt bài được đăng trên báo Pháp luật TP.HCM, báo Người lao động, mọi ngời có thể hình dung được những thủ đoạn tinh vi của các tổ chức này nhằm đưa “con mồi” vào bẫy với những mức vay lợi nhuật “chém cổ” khách hàng.

    Các tổ chức tín dụng đen này không những vi phạm quy định về lãi vay của BLDS 2015, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự với tội cho vay nặng lãi theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà còn có khả năng và nguy cơ tiềm tàng những hành vi phạm tội khác như gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản thậm chí là cướp tài sản gây ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội.

    Việc xác định hành vi cho vay với lãi cao hơn quy định khi có tranh chấp dân sự tại Tòa thì không có gì khó khăn, tuy nhiên để xử lý hình sự những đối tượng, tổ chức này thì trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Phó trưởng phòng 1 VKSND Tp. Hà Nội, ông Đỗ Minh Tuấn đã chia sẻ.

    Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cho vay nặng lãi, theo đó cấu thành cơ bản của tội này là

    "...lãi suất cao gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng... ".

    Theo ông Tuấn, điều luật quy định như trên có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau dẫn đến chưa có sự thống nhất ở các địa phương khi HĐTP chưa có hướng dẫn cụ thể ở trường hợp này.

    Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự của BLHS năm 2015 được xếp ở nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Người phạm tội dùng tiền để kinh doanh bất hợp pháp. Hành vi cho người khác vay tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vay, mượn hoặc ký nợ, thông qua hình thức hợp đồng viết hoặc thỏa thuận bằng miệng với mức lãi suất vi phạm quy định. Cụ thể: Khoản 1 của Điều 201 BLHS 2015 quy định cấu thành cơ bản của loại tội này là: "Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất cao gấp năm lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lời bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm..."  Như vậy, theo quy định trên thì người cho người khác vay với lãi suất cao với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự. Trong đó, Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định các bên có thỏa thuận về lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Ngoài điều kiện về lãi xuất, hành vi phạm tội trên còn phải có đủ một trong các điều kiện sau: Một là, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; hai là, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng trong thời hạn là mười hai tháng; ba là, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Đối với các điều kiện "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm", thì quy định của pháp luật rõ ràng, cách hiểu đều thống nhất. Riêng điều kiện thu lợi bất chính thì còn cách hiểu thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên chưa được thống nhất. Trên thực tế, khi chứng minh số tiền thu lợi để xử lý đối tượng cho vay nặng lãi, các đối tượng cho vay thường dùng các thủ đoạn tinh vi để trốn tránh, lách luật như: Hợp đồng vay nợ không ghi thỏa thuận về lãi suất, bên cho vay khâu trừ luôn tiền lãi và gộp cả lãi và gốc thành số tiền nợ ghi trong hợp đồng, vì vậy khó khăn trong việc xác định lãi xuất vi phạm quy định và số tiền thu lợi bất chính để xử lý; hoặc bên cho vay yêu cầu người vay viết giấy vay nhận tiền với số lượng tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng, thời gian phải thanh toán tiền vay từ 30 ngày đến 40 ngày, giấy viết không ghi mức lãi suất mà mức lãi suất các bên thỏa thuận bằng miệng với mức 05 nghìn đồng/01 triệu đồng/01 ngày; trường hợp cho vay số lượng tiền lớn thì thời gian thanh toán không nhiều ngày. Trong khi đó điều kiện để cấu thành tội phải là thu lời bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, do vậy số tiền thu lợi bất chính đều dưới 30 triệu. Mặt khác cách hiểu quy định thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng có nhiều quan điểm khác nhau:

    Quan điểm thứ nhất cho rằng số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên là số tiền này được tính của tất cả các hợp đồng cho vay cộng lại để làm căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử, không được trừ phần tiền thu lợi từ 20% của giá trị tài sản vay.

    Quan điểm thứ hai cho rằng số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên được tính trên cơ sở tiền thu lợi từ 20% của giá trị tài sản vay và được tính trên từng hợp đồng vay để xác định cấu thành tội phạm.

    Quan điểm thứ ba cho số tiền thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên được tính trên cơ sở đã trừ phần thu lợi từ 20% của giá trị tài sản vay được pháp luật bảo vệ và được tính trên từng hợp đồng vay để xác định cấu thành tội phạm, không được tính trên tổng các hợp đồng vay để xác định cấu thành tội. Bởi lẽ trong khi áp dụng pháp luật người tiến hành tố tụng có thể được áp dụng biện pháp tương tự, như xác định cấu thành cơ bản của tội Trộm cắp tài sản, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trường hợp chưa có tiền sự, tiền án về hành vi chiếm đoạt tài sản) mà tài sản trộm cắp, tài sản lừa đảo phải có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên. Đối với lần trộm cắp tài sản, lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 02 triệu đồng thì không cấu thành tội.  

    Thực tế hiện chưa có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hoặc hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ của Quốc hội nên việc áp dụng xử lý đối với loại tội này gặp nhiều vướng mắc. Theo quan điểm của tác giả, khi xác định hành vi cho vay lãi có cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hay không thì phải dựa trên căn cứ số tiền thu lợi bất chính của từng hợp đồng vay sau khi đã được trừ phần thu lợi từ 20% của giá trị tài sản vay được pháp luật bảo vệ để làm căn cứ xác định cấu thành tội; không được tính số tiền thu lợi bất chính trên tổng số các hợp đồng cho vay; cần phải áp dụng biện pháp tương tự về cách tính từng lần như tội trộm cắp tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của xã hội, kịp thời ngăn ngừa hành vi cho vay nặng lãi và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc xử lý hành vi cho vay nặng lãi. Đề nghị các cơ quan pháp luật Trung ương có văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ của Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán TAND cao sớm có văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo hướng: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, tiền thu lợi bất chính của từng hợp đồng vay sau khi đã được trừ phần thu lợi từ 20% của giá trị tài sản vay được pháp luật bảo vệ để làm căn cứ xác định phạm tội hay không phạm tội;

    Trên đây là một số vướng mắc và quan điểm giải quyết trong việc áp dụng đối với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của bạn đọc và đồng nghiệp.     

     

     

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 26/12/2018 03:48:02 CH

    Đây là chữ ký

     
    3359 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529007   25/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Bây giờ có nhiều hình thức tín dụng đen lắm. Vay rất dễ dàng chỉ cần CMND. Lãi xuất rất họ khai báo rất thấp nhưng phí dịch vụ cao ngất ngưỡng. Vay 2,300.000tr : 14 ngày sau phải trả như sau: Lãi xuât chỉ 20.000 nhưng phí dịch vụ 500.000 và toàn bộ tiền gốc. Như vậy có phải lách luật không?

    Cần mạnh tay vì hiện nay có nhiều người mất nhà cửa do vay tín dụng đen. Bọn tín dụng còn mưu mô đến mức: Nhắm nhà con mồi đẹp, liền tiếp cận dụ vay, xong để lãi mẹ đẻ lãi con đến khoản 1/2 giá trị căn nhà. Chúng liền cho đàn em đến ép trả hoặc bán nhà cho bọn nó giá chỉ bằng 2/3 giá thị trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #529040   26/09/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng đen được hiểu là các tổ chức, cá nhân có hoạt động cho vay không được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất rất cao so với quy định, hay còn gọi là cho vay nặng lãi. Len lỏi vào mọi ngóc ngách, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược; đa dạng trong các gói vay, từ vài triệu tới vài chục tỉ; thủ tục lại nhanh gọn, đơn giản, "vòi bạch tuộc" tín dụng đen đang vươn dài, gây ra nhiều hệ lụy cho người dân, xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #529080   26/09/2019

    Có cầu thì mới có cung, người đi vay tín dụng đen người ta đã biết mức lãi suất như vậy và hạn trả như vậy nhưng người ta vẫn vay, cũng chính từ ý thức của những người đi vay nữa, rồi cũng có nhiều người vì thấy lãi suất gửi ở những tổ chức tín dụng đen cao hơn ngân hàng nên đem tiền gửi tín dụng đen lấy lãi thay vì gửi ngân hàng.

     
    Báo quản trị |