Khi "Quân chủ" mang màu sắc "Tôn giáo"

Chủ đề   RSS   
  • #414103 21/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Khi "Quân chủ" mang màu sắc "Tôn giáo"

    Chính thể quân chủ là một hình thức chính quyền đã có từ lâu đời, xuất hiện ở Athena thế kỷ 5 - 6 TCN và cho đến nay vẫn tiếp tục tồn tại với nhiều đổi thay, trong đó, yếu tố tôn giáo đóng vai trò then chốt trong việc giữ vững vị thể của chính thể này cũng như niềm tin của nhân dân với hoàng tộc.

    Ở đây bài viết sẽ chỉ đề cập đến ảnh hưởng của tôn giáo đối với các nước quân chủ ở Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Malaysia.

    >>>>>>> Luật Hồi giáo và sự "bành trướng" của IS

     

    1.Tôn giáo và đức tin của con người:

    Có thể định nghĩa tôn giáo là đức tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được con người chấp nhận một cách trực giác – một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên tính xã hội của con người trong từng quốc gia, tạo nên sự thống nhất ý chí và giữ vững thế trung hòa giữa các khối trên thế giới.

    Đức tin được thể hiện qua việc tôn thờ và công nhận tính chất trọng yếu của tôn giáo trong quá trình lịch sử, tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Trong quá khứ,  khi con người vẫn còn ở thời kì hoang sơ và mông mị, hoàn toàn không có sự phân định rõ rệt giữa giáo quyền và chính quyền, và các bậc vua chúa tận dụng tôn giáo như một công cụ để nắm giữ niềm tin người dân.

     

    2. Tôn giáo và nhà nước quân chủ:

    Người dân Campuchia được đánh giá là một trong những dân tộc sùng đạo nhất trên thế giới. Đạo Hindu du nhập vào Campuchia từ rất sớm và nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

     

    Cũng giống như Campuchia, ở Thái Lan, tỷ dân người dân theo Phật giáo khá cao gần 95% người Thái theo đạo Phật Tiểu Thừa (bao gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Dhammayuttika Nikaya và Santi Asoke). Đạo Phật được xem là Quốc giáo và được bảo vệ bởi Quốc Vương trên cở sở hiến pháp. Thậm chí, Quốc vương Thái Lan còn bắt buộc phải là Phật tử.

    Còn đối với Brunei và Malaysia, nơi có phần lớn dân cư là người theo đạo Hồi và Hồi giáo đã được công nhận là quốc giáo trong pháp luật, tôn giáo có sự ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trên phương diện tinh thần mà còn được pháp điển hóa trong Hiến pháp và các bộ luật khác.  Có thể nhận thấy, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật đều chịu ảnh hưởng rõ nét từ Hồi giáo và kinh Koran tạo nên chính thể đặc thù, Quân chủ Hồi giáo.

    Tôn giáo có tác động rõ ràng vào tâm tư tình cảm con người dẫn đến sự tác động đến các hoạt động của con người trong xã hội, qua đó thể chế chính trị nhà nước của mỗi quốc gia ít nhiều bị ảnh hưởng. Đối với những nhà nước theo chế độ quân chủ, nếu nhà Vua và thần dân không có sự hòa hợp về đức tin thì không thể tạo ra sự đồng thuận cao trong đất nước.

    Trong thời điểm khủng hoảng hỗn loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn nhưng theo một số quan điểm, tôn giáo có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự căng thẳng, gây ra xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau.

    Thực tế ngày nay, mâu thuẫn giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo cũng đang bị lợi dụng, góp phần vào sự bất ổn định chính trị của khu vực Trung Đông cùng với sự bùng nổ khủng bố từ Al-Queda hay IS; hay các căng thẳng giữa các tín đồ theo đạo Tin Lành với tín đồ theo Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland,... Tuy vậy vẫn không thể nào phủ định được những điểm tích cực mà tôn giáo đã đem đến với những quốc gia này.

     

    @ Nguồn:

    - Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb Công an nhân dân, 2012;

    - Thích Nhất Hạnh, Đạo Phật đi vào cuộc đời;

    - ĐH Luật TPHCM, tiểu luận "Thực tiễn vận hành thể chế Quân chủ đương đại ở các nước Đông Nam Á".

    - Ảnh: Internet.

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 22/01/2016 11:58:46 SA Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 21/01/2016 03:42:50 CH
     
    8344 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #414110   21/01/2016
    Được đánh dấu trả lời

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    Thật ra có một điểm chung là đi đôi với một hình thái tổ chức xã hội hay một chế độ xã hội là đều có một tôn giáo chính thống dẫn dắt, quy tụ quần chúng bằng niềm tin. Tôn giáo, mà cụ thể là lực lượng con người theo tôn giáo đó có thể củng cố, hình thành và cũng có thể xóa bỏ cả một chế độ xã hội, điều này đúng với vai trò của quần chúng số đông "Dân như nước, vua như thuyền, nước có thể nâng thuyền, nước cũng có thể nhấn chìm thuyền". 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquoctoa vì bài viết hữu ích
    ngoclam014 (22/01/2016)
  • #414115   21/01/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Chào bác nguyenquoctoa,

    Thật ra có một điểm chung là đi đôi với một hình thái tổ chức xã hội hay một chế độ xã hội là đều có một tôn giáo chính thống dẫn dắt, quy tụ quần chúng bằng niềm tin. Tôn giáo, mà cụ thể là lực lượng con người theo tôn giáo đó có thể củng cố, hình thành và cũng có thể xóa bỏ cả một chế độ xã hội, điều này đúng với vai trò của quần chúng số đông "Dân như nước, vua như thuyền, nước có thể nâng thuyền, nước cũng có thể nhấn chìm thuyền".

     

    Bác nói chính xác, các quốc gia vẫn duy trì được nên quân chủ đều có điểm chung là toàn dân đa số đều có chung một tôn giáo, tạo nên sự đoàn kết mạnh mẽ. Hoàng tộc các quốc gia này đều sử dụng tôn giáo như một công cụ để "cai trị". Tuy nhiên, khi quốc giáo không còn được nhân dân ủng hộ và bị một tôn giáo khác thay thế, chính quyền cũng sẽ lung lay và dễ dàng bị lật đổ. Ví dụ điển hình chính là việc "soán ngôi" Bà-la-môn ở Ấn Độ thời kì cổ đại.

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 21/01/2016 04:52:38 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongtran.18 vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (21/01/2016)