"Điều 152b. Nội dung phương án phá sản
Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản;
2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân;
4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản."
Theo đó thì trước khi thực hiện thủ tục phá sản, phía ngân hàng sẽ xây dựng phương án phá sản, trong đó sẽ bao gồm phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân. Theo đó thì tùy vào phương án mà ngân hàng xây dựng, các cá nhân gửi tiền tại ngân hành có thể nhận lại ít hay nhiều phần tiền gửi của mình.
"Điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. "
"Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng). "
Theo đó thì ngoài được nhận lại quyền lợi theo phương án phá sản nêu trên, cá nhân gửi tiền còn có thể nhận được một khoản bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng.
Trước khi một ngân hàng thực hiện thủ tục phá sản thì sẽ được đặt trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt và xây dựng các phương án phục hồi ngân hàng (quy định tại Điều 148, 148a, 148b Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017). Theo đó thì trước khi phá sản, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục thu hồi các khoản nợ còn lại, trường hợp không thể thu hồi được thì có thể bán khoản nợ này cho tổ chức khác.