Khi nào Việt Nam giống Trung Quốc tuyên bố vô tội với trường hợp tự vệ chính đáng(giống vụ án dưới bài viết)?

Chủ đề   RSS   
  • #520933 17/06/2019

    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Khi nào Việt Nam giống Trung Quốc tuyên bố vô tội với trường hợp tự vệ chính đáng(giống vụ án dưới bài viết)?

    Mình chỉ lấy vài vụ án so sánh và có thể sẽ không khách quan( có thể có nhiều vụ tự vệ chính đáng được tuyên vô tội mà mình không biết) nhưng nói chung chỉ dùng để so sánh.

    1)Việt Nam:

    Vụ án vợ chém chết người đột nhập giết vợ và chồng đến nay không biết có phán quyết như thế nào mà hiện tại đang điều tra là "Công an tỉnh Long An vẫn đang tiếp tục điều tra, đánh giá mức độ phòng vệ của chị Hằng là chính đáng hay không."

    https://tuoitre.vn/vu-vo-chem-chet-trom-trong-dem-ke-trom-co-y-dot-nhap-giet-chu-no-20190416161756835.htm

    Lẽ ra theo mình nên chấm dứt điều tra và tuyên vô tội vì quá rõ ràng rồi.

    2)Trung Quốc:

    Nhưng ở Trung Quốc có trường hợp này đã được tuyên vô tội (xem qua clip thì mình thấy còn nặng hơn nhiều so với người vợ kia là do mình cảm thấy hình như người đi xe đạp có vẻ hơi quá tay rồi nhưng dù thế nào đi nữa thì mình ủng hộ tuyên bố vô tội của công an Trung Quốc)

    https://vnexpress.net/the-gioi/nguoi-di-xe-dap-dien-chem-chet-tai-xe-oto-o-trung-quoc-thoat-toi-3803024.html

    3)Ý kiến cá nhân có phần chủ quan của mình:

    Mình từng đọc bài viết có nhiều ý kiến giảm nhẹ như:

    "Thôi mong tòa cho chị ấy hưởng án treo" => Tôi trả lời: "Không treo triếc gì cả mà tuyên cô ấy vô tội"

    Khi nào Việt Nam giống Trung Quốc tuyên bố vô tội với trường hợp tự vệ chính đáng(giống vụ án trên)? Cái này tôi ủng hộ Trung Quốc 100%.

    Bởi vì tôi thấy Việt Nam cứ tuyên án những vụ như vậy.

    Ví dụ:

    https://laodong.vn/phap-luat/chu-nha-chem-trom-linh-an-9-nam-tu-ve-toi-giet-nguoi-la-khong-thoa-dang-639522.ldo

    https://plo.vn/phap-luat/tranh-cai-quyet-liet-vu-chu-nha-chem-trom-bi-toi-giet-nguoi-800956.html

    Thậm chí chỉ bắt trói thôi cũng bị tù treo 6 tháng:

    https://plo.vn/phap-luat/nguoi-troi-ke-trom-lanh-6-thang-cai-tao-khong-giam-giu-604915.html

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 01:56:53 SA Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 01:55:34 SA Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 01:27:39 SA Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 01:16:37 SA
     
    1943 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520936   17/06/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    có 3 vấn đề cần bạn trả lời trước khi có tranh luận

    1. Pháp luật TQ và VN có quy định về "phòng vệ chính đáng như nhau" ?

    2. Tình tiết của vụ án cho ví dụ ở Việt Nam và vụ án cho ví dụ ở TQ có chung tính chất và mức độ ? có thể dễ dàng đánh giá hoặc luận bàn về hành vi ? yếu tố nhân thân có ảnh hưởng đến việc ra quyết định ?

    3. Trong vụ án chủ nhà chém chết trộm 16 tuổi, bạn có ủng hộ việc chủ nhà vô tội vì thuộc vào phòng vệ chính đáng ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520938   17/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


     

    kj88d viết:

     

    có 3 vấn đề cần bạn trả lời trước khi có tranh luận

    1. Pháp luật TQ và VN có quy định về "phòng vệ chính đáng như nhau" ?

    2. Tình tiết của vụ án cho ví dụ ở Việt Nam và vụ án cho ví dụ ở TQ có chung tính chất và mức độ ? có thể dễ dàng đánh giá hoặc luận bàn về hành vi ? yếu tố nhân thân có ảnh hưởng đến việc ra quyết định ?

    3. Trong vụ án chủ nhà chém chết trộm 16 tuổi, bạn có ủng hộ việc chủ nhà vô tội vì thuộc vào phòng vệ chính đáng ?

     

     

    Vậy mình trả lời thẳng thắn luôn:

    1)Chính vì vậy mình mới khẳng định pháp luật Việt Nam nên cần học hỏi pháp luật Trung Quốc về vấn đề này. 

    2)Tình tiết vụ án ở Việt Nam như vụ án vợ giết kẻ trộm là tự vệ hoàn toàn chính đáng với nhiều tình tiết quá rõ ràng mà không chịu dứt điểm kết thúc vụ án. Vu án Trung Quốc mình thấy có phần nặng hơn vì người đi xe đạp có thể dừng tay nhưng dù thế nào mình vẫn ủng hộ tuyên bố vô tội.

    3)Tôi ủng hộ tuyên bố chủ nhà vô tội nếu có quyền tuyên án. Trộm vào nhà thì chủ nhà có quyền tự vệ và nếu không sẽ có thằng Lê Văn Luyện thứ 2(dưới 18 tuổi đó) và vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (thủ phạm chỉ trên 14 tuổi).

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 09:18:19 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520937   17/06/2019

    Theo mình thì cho dù như thế nào thì vẫn phải điều tra, không thể xác định quá vội vàng được. Còn việc điều tra cái gì, điều tra như thế nào, thì không phải theo ý kiến của bài báo được. Còn riêng việc bắt trói theo mình nghĩ là vi phạm quyền đi lại của cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520939   17/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


     

    LuatThanhLuat viết:

     

    Theo mình thì cho dù như thế nào thì vẫn phải điều tra, không thể xác định quá vội vàng được. Còn việc điều tra cái gì, điều tra như thế nào, thì không phải theo ý kiến của bài báo được. Còn riêng việc bắt trói theo mình nghĩ là vi phạm quyền đi lại của cá nhân.

     

     

    Trộm vào nhà thì không bắt trói thì làm sao giữ trộm chờ công an tới. Chưa kể không trói nó có thể gây nguy hiểm cho chủ nhà và đừng quên trên 14 tuổi cũng có thể giết người rồi giống vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, Lê Văn Luyện,.... 

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 09:16:44 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520944   17/06/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Bạn không dẫn và phân tích cái lợi, cái hại của luật TQ thì làm sao có thể giải thích cho các vụ án hình sự VN.

    Về vụ án vợ chém trộm và việc xe đạp chém xe ô tô, hai vụ việc có những tình tiết và chứng cứ hoàn toàn khác nhau, với xe đạp có nhân chứng và vật chứng rõ ràng xác định được lỗi của xê ô tô nhưng rõ ràng phán quyết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân thân của nạn nhân, còn vụ vợ chém trộm không có nhân chứng nào khác ngoài người vợ do vậy càng khó để kết luận trộm có thật sự là trộm hay là đồng phạm trong vụ án giết người liên quan đến tình tay 3 hoặc có thể là người vợ trả thù cho cái chết của chồng (vượt quá phòng vệ chính đáng).

    Về việc chém trộm, chủ nhà bị kết tội "giết người" đúng như vị đại tá đã nêu là đã bỏ qua việc chủ nhà đang thực hiện việc phòng vệ và bảo vệ lợi ích của mình nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy vô tội, xét vào hoàn cảnh thì ông ấy đã vượt quá phòng vệ chính đáng khi tên trộm chưa đe dọa hoặc gây ra bất cứ đe dọa nào cho ông ta hay người khác có mặt trong nhà, việc ông ta chém trộm lại còn chém nhiều nhát thì phải xem tên trộm không còn khả năng gây hại cho ông ta khi ông ta chém đến nhát thứ mấy, ngoài ra có nhiều yếu tố như moi trường khác để giải quyết các tình tiết của vụ án, như là ánh sáng; cửa ra vào có mở không do vậy việc thực nghiệm lại hiện trường là quan trọng để đánh giá và giả định được trong tình huống đó chủ nhà có lựa chọn nào khác không. Như vậy trường hợp chủ nhà biết được trộm không có hung khí trên tay nhưng vẫn chém nhiều nhát chí mạng thì rõ ràng không phải là hành động phòng vệ mà là có ý muốn giết người.

    Nếu bạn tìm được bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm thì mình muốn đọc các tình tiết trong bản án để biết cơ sở để tòa tuyên án.

    Kết lại bạn cho rằng các tình huống phòng vệ rất dễ nhận định nhưng  thực tế không dễ đến vậy.

    Cập nhật bởi kj88d ngày 17/06/2019 09:39:09 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520949   17/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    kj88d viết:

    Bạn không dẫn và phân tích cái lợi, cái hại của luật TQ thì làm sao có thể giải thích cho các vụ án hình sự VN.

    Về vụ án vợ chém trộm và việc xe đạp chém xe ô tô, hai vụ việc có những tình tiết và chứng cứ hoàn toàn khác nhau, với xe đạp có nhân chứng và vật chứng rõ ràng xác định được lỗi của xê ô tô nhưng rõ ràng phán quyết chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân thân của nạn nhân, còn vụ vợ chém trộm không có nhân chứng nào khác ngoài người vợ do vậy càng khó để kết luận trộm có thật sự là trộm hay là đồng phạm trong vụ án giết người liên quan đến tình tay 3 hoặc có thể là người vợ trả thù cho cái chết của chồng (vượt quá phòng vệ chính đáng).

    Về việc chém trộm, chủ nhà bị kết tội "giết người" đúng như vị đại tá đã nêu là đã bỏ qua việc chủ nhà đang thực hiện việc phòng vệ và bảo vệ lợi ích của mình nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy vô tội, xét vào hoàn cảnh thì ông ấy đã vượt quá phòng vệ chính đáng khi tên trộm chưa đe dọa hoặc gây ra bất cứ đe dọa nào cho ông ta hay người khác có mặt trong nhà, việc ông ta chém trộm lại còn chém nhiều nhát thì phải xem tên trộm không còn khả năng gây hại cho ông ta khi ông ta chém đến nhát thứ mấy, ngoài ra có nhiều yếu tố như moi trường khác để giải quyết các tình tiết của vụ án, như là ánh sáng; cửa ra vào có mở không do vậy việc thực nghiệm lại hiện trường là quan trọng để đánh giá và giả định được trong tình huống đó chủ nhà có lựa chọn nào khác không.

    Kết lại bạn cho rằng các tình huống phòng vệ rất dễ nhận định nhưng  thực tế không dễ đến vậy.

    Mình không tranh luận nữa vì mình công nhận bạn phân tích đúng. Mình đã bị bạn thuyết phục ở câu này: "Kết lại bạn cho rằng các tình huống phòng vệ rất dễ nhận định nhưng thực tế không dễ đến vậy."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520952   17/06/2019

    "...Theo các công tố viên, trong 100 vụ án tương tự trước đây tại Trung Quốc, chỉ có 4 vụ là nghi can được kết luận tự vệ hợp pháp, hơn 20 vụ là vượt quá giới hạn tự vệ và các vụ còn lại bị xem không phải là tự vệ.

    Giáo sư Qu Xinjiu, thuộc đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc, cho hay phán quyết trên rất ít khi được áp dụng trong quá khứ nhưng vụ án của ông Dư sẽ khuyến khích việc chấp nhận điều này một cách rộng rãi hơn trong bộ máy tư pháp.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ với cuộc điều tra của cảnh sát, mô tả đây là "một thắng lợi của luật pháp""

    mình không biết bạn kyhuuphat123 có đọc hết bài báo hay không mà lấy một vụ việc hết sức cá biệt này để kết luận hệ thống pháp luật Trung Quốc là tiến bộ hơn và Việt Nam cần phải học hỏi? Việt Nam mình không có quy định về phòng vệ chính đáng hay sao?

    dân luật cần phải chịu khó đọc và nhận xét lý tính, tránh cảm tính và thiếu chuyên môn. diễn đàn dân luật mấy năm nay quá ít bài viết có chất lượng, tính chuyên môn cao nên bớt nhiệt hơn trước nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuphapq11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520953   17/06/2019

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


     

    tuphapq11 viết:

     

    "...Theo các công tố viên, trong 100 vụ án tương tự trước đây tại Trung Quốc, chỉ có 4 vụ là nghi can được kết luận tự vệ hợp pháp, hơn 20 vụ là vượt quá giới hạn tự vệ và các vụ còn lại bị xem không phải là tự vệ.

    Giáo sư Qu Xinjiu, thuộc đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc, cho hay phán quyết trên rất ít khi được áp dụng trong quá khứ nhưng vụ án của ông Dư sẽ khuyến khích việc chấp nhận điều này một cách rộng rãi hơn trong bộ máy tư pháp.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ với cuộc điều tra của cảnh sát, mô tả đây là "một thắng lợi của luật pháp""

    mình không biết bạn kyhuuphat123 có đọc hết bài báo hay không mà lấy một vụ việc hết sức cá biệt này để kết luận hệ thống pháp luật Trung Quốc là tiến bộ hơn và Việt Nam cần phải học hỏi? Việt Nam mình không có quy định về phòng vệ chính đáng hay sao?

    dân luật cần phải chịu khó đọc và nhận xét lý tính, tránh cảm tính và thiếu chuyên môn. diễn đàn dân luật mấy năm nay quá ít bài viết có chất lượng, tính chuyên môn cao nên bớt nhiệt hơn trước nhiều.

     

     

    Thật ra mình lập chủ đề này do đã đọc bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai:

    https://ngongoctrai.com/tu-phap-trung-quoc-va-viet-nam-nhin-tu-cach-xu-ly-hai-vu/

    Đó là ý kiến cá nhân của Luật Sư Ngô Ngọc Trai và bạn có thể xem thử. Mình khẳng định mình không phải là luật sư Ngô Ngọc Trai và mình lập chủ đề này do cảm thấy những bài phân tích của luật sư Ngô Ngọc Trai hợp với ý kiến của mình.

    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 17/06/2019 11:28:33 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520973   17/06/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    kyhuuphat123 viết:

     

    tuphapq11 viết:

     

    "...Theo các công tố viên, trong 100 vụ án tương tự trước đây tại Trung Quốc, chỉ có 4 vụ là nghi can được kết luận tự vệ hợp pháp, hơn 20 vụ là vượt quá giới hạn tự vệ và các vụ còn lại bị xem không phải là tự vệ.

    Giáo sư Qu Xinjiu, thuộc đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc, cho hay phán quyết trên rất ít khi được áp dụng trong quá khứ nhưng vụ án của ông Dư sẽ khuyến khích việc chấp nhận điều này một cách rộng rãi hơn trong bộ máy tư pháp.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ với cuộc điều tra của cảnh sát, mô tả đây là "một thắng lợi của luật pháp""

    mình không biết bạn kyhuuphat123 có đọc hết bài báo hay không mà lấy một vụ việc hết sức cá biệt này để kết luận hệ thống pháp luật Trung Quốc là tiến bộ hơn và Việt Nam cần phải học hỏi? Việt Nam mình không có quy định về phòng vệ chính đáng hay sao?

    dân luật cần phải chịu khó đọc và nhận xét lý tính, tránh cảm tính và thiếu chuyên môn. diễn đàn dân luật mấy năm nay quá ít bài viết có chất lượng, tính chuyên môn cao nên bớt nhiệt hơn trước nhiều.

     

     

    Thật ra mình lập chủ đề này do đã đọc bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai:

    https://ngongoctrai.com/tu-phap-trung-quoc-va-viet-nam-nhin-tu-cach-xu-ly-hai-vu/

    Đó là ý kiến cá nhân của Luật Sư Ngô Ngọc Trai và bạn có thể xem thử. Mình khẳng định mình không phải là luật sư Ngô Ngọc Trai và mình lập chủ đề này do cảm thấy những bài phân tích của luật sư Ngô Ngọc Trai hợp với ý kiến của mình.

    Tiện thể phản biện vị luật sư kia luôn,

    Luật pháp là chuẩn mực đánh giá gần như mọi vấn đề trong XH, khi bình luận 1 vụ án phải có đủ chứng cứ và quy định PL để đối chiếu, với lập luận của vị luật sư thì đã rõ ông ấy đang cố tình gây những hiểu nhầm khi đưa ra giữa phỏng đoán để liên hệ với thực tệ hay có thể gọi là một dạng ngụy biện.

    Vì luật sư không bình luận dựa vào cơ sở lý luận thì tôi cũng không phải dùng lý luận pháp lý để phản biện, mà tôi chỉ cần dùng logic để đáp trả luật sư như sau:

    Với 2 ví dụ gồm xe đạp chém ô tô và vụ án chủ chém trộm của luật sư, chính vị luật sư liên hệ giữa việc chưa diễn ra là ô tô sẽ chém xe đạp, để bảo vệ quan điểm là phòng ngừa hậu quả, cũng như việc liên hệ giữa phóng đoán trộm bị phát hiện thì sẽ giết chủ khi đưa ra các vụ án có tình tiết trộm bị phát hiện khi giết chủ.

    Vận dụng chính luận điểm này của luật sư thì tôi cũng có thể lấy ví dụ như sau:

    Việc mâu thuẫn giữa hàng xóm với nhau là chuyện thường ngày khắp VN, hay mâu thuẫn anh em trong nhà hoặc chính mâu thuẫn trong tại nạn giao thông cũng rất phổ biến ở VN. Dù chỉ với tỷ lệ là nhỏ trong tổng số các mâu thuẫn đó dẫn đến chết người.

    Với chính luận điểm bắt cầu giữa những phỏng đoán với thực tế, mà tôi hoàn toàn có thể bảo vệ lợi ích trước các hành động quá khích có thể phát sinh từ bên kia trong đó hành vi tấn công tôi là có thể diễn ra, do đó tôi có quyền (quyền tự do ý chí và hành động) chém chết hoặc đánh chết người có mâu thuẫn với tôi là điều hoàn toàn hợp lý.

    Tôi chưa hiểu mục đích khi đưa ra bức ảnh của một người oan sai như ông Long thì có liên hệ nào với các quan điểm về phòng vệ chính đáng của Luật sư, hay là một thủ thuật tâm lý khi đưa ra một biểu tượng để tạo cho người đọc có sự đồng tình ?

    Việc luật sư bảo vệ cho ông Long cũng không đồng nghĩa là luật sư góp nhiều công sức giúp ông Long minh oan, có rất nhiều luật sư khác đã tham gia bào chữa với các hoạt động gửi công văn yêu cầu giám đốc thẩm và tái thẩm, luật sư không phải là người duy nhất cũng không phải là người góp công lớn nhất.

    Hệ thống luật Anh - Mỹ hoàn toàn khác hệ thống pháp luật XHCN như VN - TQ do vậy một tờ báo của một nước Anh - Mỹ thì sẽ có góc nhìn pháp lý khác hoàn toàn với phía đối diện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #520959   17/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Theo mình, vấn đề gây thương tích, tổn hại đến sức khoẻ người khác với lý do phòng vệ chính đáng thì pháp luật chưa có quy định rõ ràng và chi tiết. Do đó, rất nhiều trường hợp "hung thủ thật sự" đội lốt nạn nhân và kêu oan rằng hành vi giết người của mình là phòng vệ chính đáng. Do đó, trước bất kỳ hành động phạm tội nào, cơ quan công quyền đều phải điều tra rõ ràng, kỹ lưỡng xem để xác định tội phạm chứ không thể chỉ vì lời khai hay những chứng cứ sơ sài để kết luận được. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)