Khi nào vay thế chấp giấy CNQSDĐ là hợp với pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #474808 15/11/2017

    Luan2001

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi nào vay thế chấp giấy CNQSDĐ là hợp với pháp luật

    Xin chào luật sư!
     

    Tôi có người bạn  cho vay một số tiền bằng việc thế chấp giấy CNQSDĐ, nhưng bạn tôi khi làm hợp đồng cho vay chỉ có viết tay giữa 2 người. 

    Xin hỏi luật sư khi đó giấy viết tay về việc vay thế chấp CNQSDĐ có hợp lý theo pháp luật không?
    Và nếu không thì tại sao và cần thủ tục gì để cho đúng pháp luật.

    Xin cảm ơn

     
    2596 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #474848   15/11/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 58 lần


    Hợp đồng vay thì không bắt buộc phải công chứng, nhưng còn hợp đồng thế cấp đất thì phải công chứng theo Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
     
    “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
     
    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; …”
     
    Như vậy, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng theo quy định của pháp luật. Nếu bạn không đi công chứng thì hợp đồng này sẽ bị vô hiệu.
     
    Tuy nhiên, Hợp đồng vay sẽ không bị vô hiệu vì hợp đồng thế chấp là một phần của hợp đồng vay để đảm bảo nghĩa vụ của người vay nhưng không đồng nghĩa rằng không có hợp đồng thế chấp thì không thể vay tiền.
     
    Điều 130 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần như sau:
     
    “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
     
    Giao dịch vay và giao dịch thế chấp hoàn toàn là hai giao dịch riêng biệt và độc lập với nhau. Hậu quả pháp lý của việc không trả được nợ từ hợp đồng vay kéo theo nghĩa vụ phát sinh đối với hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp vô hiêu không kéo theo hợp đồng vay vô hiệu.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenloi310 vì bài viết hữu ích
    Luan2001 (15/11/2017)