Khi nào tài sản của người khác trở thành của mình?

Chủ đề   RSS   
  • #500767 28/08/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Khi nào tài sản của người khác trở thành của mình?

    Khi nào tài sản của người khác trở thành của mình?

    Vấn đề đặt ra nghe có vẻ vô lý nhưng pháp luật lại công nhận về quyền sở hữu trong các trường hợp cụ thể sau:

    Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

    Theo đó,

    - Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

    - Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

    - Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

    BLDS 2015 quy định các trường hợp dưới đây được xác định “tài sản thuộc sở hữu của người khác sẽ trở thành của mình” :

    1. Điều 165 BLDS quy định về trường hợp Chiếm hữu có căn cứ pháp luật:

    - Điểm d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    - Điểm đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    Ví dụ: trường hợp được quy định tại điều 232 về Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

    1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

    2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

     

    2. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu tại điều 228

    - Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

    - Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

     

    3. Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

    Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

     

     

     
    9691 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) duongduongcute (30/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506021   30/10/2018

    Mình muốn bổ sung thêm một vài trường hợp nữa không biết có đúng không mọi người cho ý kiến nha.

    - Trường hợp tặng cho tài sản. Tài sản của người tặng cho sẽ được chuyển quyền sở hữu cho người được nhận trừ trường hợp có thỏa thuận khác như tài sản tặng cho không được chuyển nhượng cho bên thứ ba,...

    - Trường hợp tài sản nhận thừa kế: đương nhiên là thuộc về mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác,...

    Không biết còn trường hợp nào nữa không, mọi người cho ý kiến nha.

     
    Báo quản trị |