Khi nào dùng báo cáo kinh tế - kỹ thuật, khi nào dùng thiết kế bản vẽ thi công?

Chủ đề   RSS   
  • #612978 19/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27652
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 575 lần


    Khi nào dùng báo cáo kinh tế - kỹ thuật, khi nào dùng thiết kế bản vẽ thi công?

    Báo cáo kinh tế - kỹ thuật là gì? Khi nào thi dùng báo cáo kinh tế - kỹ thuật? Khi nào dùng thiết kế bản vẽ thi công? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật là gì?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có giải thích về báo cáo kinh tế - kỹ thuật như sau:

    “Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.”

    Theo đó, báo cáo kinh tế - kỹ thuật là một tài liệu trình bày chi tiết về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng một dự án theo phương án thiết kế bản vẽ thi công. Nó được sử dụng làm cơ sở để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng công trình.

    (2) Khi nào thì dùng báo cáo kinh tế - kỹ thuật?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định ngoại trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: 

    - Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo.

    - Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

    - Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí thiết bị) dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

    Theo đó, sẽ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong trường hợp công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). Còn nếu dự án đầu tư xây dựng công trình không thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

    (3) Khi nào dùng thiết kế bản vẽ thi công?

    Theo quy định tại Khoản 43 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có quy định thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

    Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Xây dựng 2014 có quy định về những nội dung buộc phải có trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:

    - Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng. 

    - Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

    thì thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng là một trong những nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy nội dung của báo cáo kinh tế - kỹ thuật yêu cầu bắt buộc phải có thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng  và các nội dung khác theo quy định. Chính vì thế, khi lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì cũng đồng thời phải có thiết kế bản vẽ thi công.

     
    909 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận