Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

Chủ đề   RSS   
  • #598921 22/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

    Vừa qua con của một người nổi tiếng (hiện đang là bị can), đã có đơn xin không giám định pháp y tâm thần mẹ của mình do có lo ngại yêu cầu giám định từ người chồng bị can sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can.
     
    Từ vụ việc trên thì khi nào cần trưng cầu giám định tâm thần một người và những ai có quyền yêu cầu giám định bị can, bị cáo? Cơ quan có chức năng giám định có thực hiện giám định trường hợp trên?
     
    khi-nao-can-giam-dinh-tam-than-ai-co-quyen-yeu-cau-giam-dinh?
     
    1. Trưng cầu giám định tâm thần là gì?
     
    Trưng cầu giám định tâm thần là một hoạt động điều tra của cơ quan chức năng giám định và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự qua đó có đầy đủ cơ sở, chứng cứ để tiến hành xác minh và phục vụ công tác điều tra, tố tụng.
     
    Cụ thể hơn thì cơ quan chuyên môn giám định sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành để nghiên cứu tử thi, vật chứng, chứng từ hoặc kiểm tra tình trạng sức khỏe có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
     
    2. Khi nào phải trưng cầu giám định tâm thần?
     
    Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định 06 trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định như sau:
     
    Thứ nhất, tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
     
    Thứ hai, tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.
     
    Thứ ba, nguyên nhân chết người.
     
    Thứ tư, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
     
    Thứ năm, chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
     
    Thứ sáu, mức độ ô nhiễm môi trường.
     
    Do đó, một người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì sẽ được yêu cầu xác định tình trạng tâm thần để phục vụ công tác điều tra và tố tụng.
     
    3. Ai có quyền yêu cầu giám định tâm thần?
     
    Theo khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. 
     
    Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm:
     
    - Đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.
     
    - Nguyên đơn dân sự.
     
    - Bị đơn dân sự.
     
    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự 
     
    - Người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
     
    4. Thời hạn thực hiện giám định tâm thần
     
    Sau 7 ngày từ khi nhận được đơn yêu cầu giám định tâm thần cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giám định hoặc không giám định và có thông báo gửi đến người làm đơn.
     
    Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc giám định tâm thần thì căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn giám định như sau:
     
    * Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
     
    - Không quá 03 tháng đối với trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.
     
    - Không quá 01 tháng đối với trường hợp xác định nguyên nhân chết người và trường hợp mức độ ô nhiễm môi trường.
     
    - Không quá 09 ngày đối với các trường hợp tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, trường hợp tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động và trường hợp chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
     
    * Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
     
    * Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
     
    Thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
     
    Đồng thời, thời hạn giám định quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
     
    Như vậy, trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì người đại diện, người thân và cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu giám định tâm thần.
     
    4724 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/02/2023) ThanhLongLS (22/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599284   27/02/2023

    Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Trong trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì người đại diện, người thân và cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu giám định tâm thần.




     

     
    Báo quản trị |  
  • #599290   27/02/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

    Cảm ơn bài viết hữu ích đến từ tác giả thông qua bài viết này bản thân tôi có thêm thông tin cụ thể của pháp luật về vấn đề khi nào thì một người cần đi giám định tâm thần cũng như là thẩm quyền của người giám định tâm thần sẽ là ai. Từ đó giúp bản thân tôi và người đọc khác có thêm thông tin hữu ích về vấn đề giám định tâm thần trong Bộ luật Hình sự này. Xin cảm ơn tác giả rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #599846   28/02/2023

    Khi nào cần giám định tâm thần? Ai có quyền yêu cầu giám định?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Mình xin bổ sung quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định tại Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

     

    Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

     

    1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

    2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

    3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

    4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     
     
    Báo quản trị |