Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #593945 18/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Mới đây, trên các diễn đàn đưa tin về vụ việc liên tục bắt được các đối tượng trong danh sách có lệnh truy nã. Theo đó, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, Đồn Biên phòng đã phát hiện và bắt giữ các đối tượng này khi đang đi trên tàu đánh cá của ngư dân.

    Theo đó, các thủ đoạn lẩn trốn của các đối tượng này rất tinh vi. Vậy nếu là người dân khi phát hiện và bắt giữ các đối tượng này thì cần làm gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này đến các bạn đọc.

    Truy nã được quy định như thế nào?

    Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

    Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự – nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình.

    Ai là người có quyền bắt người bị truy nã? 

    Theo quy định tạ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bất kỳ ai cũng có quyền bắt người bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Đồng thời, khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015,, quy định về việc bắt người đang bị truy nã như sau:

    Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    truy-na

    Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, khi người dân bắt được người đang bị truy nã thì có thể giải ngay đến những cơ quan sau đây:

    - Cơ quan Công an nơi gần nhất;

    - Viện kiểm sát nơi gần nhất;

    - Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

    Khi tiếp nhận người đang bị truy nã thì các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Trình tự, thủ tục truy nã như thế nào?

    Bước 1: Ra quyết định truy nã

    Sau khi xét thấy đủ điều kiện truy nã, cơ quan điều tra ra quyết định truy nã, quyết định truy nã có các nội dung chính sau:

    - Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;

    - Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;

    - Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;

    - Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);

    - Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có)

    - Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.

    Bước 2: Gửi, thông báo quyết định truy nã

    Quyết định truy nã phải được gửi đến:

    - Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;

    - Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);

    - Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);

    - Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;

    - Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

    Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

    Bước 3: Ra quyết định đình nã

    Khi người bị truy nã bị bắt hoặc ra đầu thú thì cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã sẽ ra quyết định đình nã.

     
    999 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593962   19/11/2022

    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ ai hay người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến các cơ quan chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Những cơ quan này phải lập biên bản để tiếp nhận và giải ngay người bị truy nã hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593975   19/11/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung thêm như sau:

    Căn cứ tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn, theo đó:

    1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

    2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

    Như vậy, bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân; quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân; trừ trường hợp phạm tội quả tang.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)
  • #593980   20/11/2022

    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Các đối tượng truy nã thường sẽ tàng trữ trong mình một số hung khi nguy hiểm cùng với đó là thái độ liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm để tẩu thoát. Do vậy, người dân sau khi khống chế được các đối tượng bị truy nã này, việc ưu tiên hàng đầu là phải tước hết toàn bộ vũ khí của đối tượng, sau đó áp giải ngay đến các cơ quan có thẩm quyền gần nhất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)
  • #595315   07/12/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả
     
    Hiện nay thì chưa có quy định cụ thể cho việc hứa thưởng với những người dân phối hợp vây bắt đối tượng phạm nhân trốn thoát. Tuy nhiên, trước đây thì Bộ Công an có đề xuất thưởng 5 triệu đồng cho cá nhân và nhiều nhất là 20 triệu đồng cho tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống tội phạm, gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản và các đơn vị  liên quan đến hoạt động phòng, chống tội phạm ở trung ương và địa phương.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #597485   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Khi bắt được người bị truy nã, người dân cần làm gì?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Thường người bị truy nã là người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà bỏ trốn. Khi bắt gặp người bị truy nã thì bất cứ ai cũng có quyền bắt người bị truy nã và giải ngay đến Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý là nếu thấy họ có hung khí, vũ khí nguy hiểm thì phải tước đoạt ngay lập tức và giải ngay đến một trong các cơ quan trên.

     
    Báo quản trị |