Khấu hao tài sản bị đập bỏ?

Chủ đề   RSS   
  • #569477 28/03/2021

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Khấu hao tài sản bị đập bỏ?

    Nếu bên Chị mua lại nhà xưởng của bên khác, có tách TS và giá trị đất, nhưng nhà xưởng không còn sử dụng được (không phù hợp) bên Chị đập bỏ xây lại. Như vậy tài sản đó sẽ khấu hao như thế nào?
     
     
    799 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596705   31/12/2022

    Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định:
    Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
    1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
    a) TSCĐ hữu hình mua sắm:
    Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
    Đồng thời tại Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định:
    Điều 94. Tài khoản 811 - Chi phí khác
    1. Nguyên tắc kế toán
    a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
    - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
    - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
    - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
    - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
    - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
    - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
    - Các khoản chi phí khác.
    b) Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp."
    =>> Như vậy, giá trị còn lại của tài sản (kể cả các khoản chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản) được trừ vào thu nhập khác. Giá trị còn lại của tài sản bị tháo dỡ là chi phí khác và được hạch toán vào Tài khoản 811 theo quy định nêu trên bạn nha.  
     
    Báo quản trị |