Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về cơ chế thu và miễn giảm học phí

Chủ đề   RSS   
  • #604413 01/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2151)
    Số điểm: 75119
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về cơ chế thu và miễn giảm học phí

    Ngày 31/7/2023, Văn phòng Chính phủ ký Thông báo 300/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

    Chiều ngày 17/7/2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. 

    Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính.

    Theo đó, sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận như sau:

    (1) Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; 

    => Trình Chính phủ trước ngày 08/8/2023.

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định 81/2021/NĐ-CP theo quy định.

    => Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.

    Xem chi tiết tại Thông báo 300/TB-VPCP ngày 31/7/2023.

    Trong đó, quy định hiện hành tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm 2024-2025 và 2025-2026 như sau:

    Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng

    Khối ngành

    Năm học 2024-2025

    Năm học 2025-2026

    Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

    1.590

    1.790

    Khối ngành II: Nghệ thuật

    1.520

    1.710

    Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

    1.590

    1.790

    Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

    1.710

    1.930

    Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

    1.850

    2.090

    Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

    2.360

    2.660

    Khối ngành VI.2: Y dược

    3.110

    3.500

    Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

    1.690

    1.910

    - Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí quy định trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;

    - Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí quy định trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.

    - Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

    - Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học quy định trên nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

    - Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.

    - Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

     
    226 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận