Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

Chủ đề   RSS   
  • #592383 12/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

    Kể từ khi giá xăng được Nhà nước thực hiện các chính bình ổn giá, đến nay giá xăng đã gần như đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, gần đây tình trạng khan hiếm xăng dầu đã diễn ra liên tục do những ảnh hưởng tác động của toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ trong số đó.
     
    khan-hiem-xang-dau-co-phai-la-su-kien-bat-kha-khang
     
    Hiện nay, các cửa hàng xăng, dầu ở các tỉnh, thành miền nam hay đặc biệt tại TP.HCM đã diễn ra tình trạng khan hiếm xăng, dầu trầm trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp lo ngại vì thiếu xăng sẽ dẫn đến gián đoạn và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại . Vậy, tình trạng khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?
     
    Sự kiện bất khả kháng là gì?
     
    Sự kiện bất khả kháng là yếu tố cơ bản được áp dụng rất nhiều trong hợp đồng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
     
    Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
     
    Sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn 03 yếu tố sau:
     
    (1) Xảy ra một cách khách quan.
     
    (2) Không thể lường trước được.
     
    (3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp.
     
    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
     
    Ví dụ các trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng gồm: 
     
    - Các sự kiện tự nhiên (như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…).
     
    - Các sự kiện do con người tạo nên (như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không,…).
     
    Hậu quả của sự kiện bất khả kháng chính là làm cho bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. 
     
    Theo đó, nếu các bên có áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng căn cứ khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
     
    Thiếu hụt có được xem là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại?
     
    Hiện nay, chưa có quy định nào công nhận tình trạng khan hiếm xăng, dầu là tình trạng khẩn cấp do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bởi vì tình trạng này chỉ diễn ra ở khu vực miền nam chứ chưa lan rộng ra cả nước. 
     
    Theo Luật Thương mại 2005 không có quy định về sự kiện bất khả kháng cũng như không có quy định tình trạng thiếu xăng là cơ sở cho phép miễn trừ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường.
     
    (1) Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận ‘khan hiếm xăng, dầu’ là sự kiện bất khả kháng.
     
    Khi giao kết hợp đồng thương mại thì cả hai phải có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng.
     
    Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) thường ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để công nhận miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.
     
    (2) Hợp đồng không có thỏa thuận “khan hiếm xăng dầu” là sự kiện bất khả kháng.
     
    Theo quy định đã nhắc trước đó về sự kiện bất khả kháng cần phải có đủ 03 yếu tố dẫn đến việc không thể thực hiện hợp đồng và được miễn trừ trách nhiệm bồi thường.
     
    - Yếu tố khách quan: Việc thiếu hụt xăng dầu thật ra một phần lỗi cũng là do phía vận chuyển chủ quan không dự trữ xăng, dầu trước khi thực hiện vận chuyển vì vậy đây không được xem là yếu tố khách quan.
     
    - Không thể lường trước: Quả thật việc khan hiếm nguồn cung xăng, dầu là việc rất ít người nghĩ đến mặc dù chỉ diễn ra ở các nước khác.
     
    - Không thể khắc phục: Việc vận chuyển vẫn có thể có cách thực hiện được là điều hoàn toàn có thể, ví dụ như tìm kiếm nguồn cung xăng dầu trên toàn phạm vi nhanh nhất, hoặc hợp đồng thuê xe khác có đủ điều kiện vận chuyển.
     
    Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy trừ khi các bên đã lường trước sự việc khan hiếm xăng, dầu nên đã áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Còn trường hợp các bên không áp dụng thì đây không được xem là sự kiện bất khả kháng và nếu không thể thực hiện hợp đồng thì bên vận chuyển có thể đền bù thiệt hại phát sinh.
     
    898 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592390   12/10/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả
    Cả nước có khoảng 500 doanh nghiệp phân phối và 36 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu (đầu mối), nhưng thị trường vẫn có tình trạng khan hiếm xăng dầu. Vì sao lại có câu chuyện này và để bình ổn nguồn cung, ổn định giá, cần những giải pháp gì để không còn xảy ra tình trang khan hiếm như những ngày vừa qua tại TP HCM để giúp người dân có thể ổn định lại cuộc sống, nguồn cung trở lại bình thường.
     
    Báo quản trị |  
  • #592410   12/10/2022

    Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Hiện tượng nhiều cây xăng thông báo tạm ngưng hoạt động hoặc chuyển sang bán xăng một cách nhỏ giọt là tình trạng đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía nam. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn khi nhà nước điều tiết giá xăng dầu gây thua lỗ, doanh nghiệp muốn hạn chế phát sinh lỗ nên đã cắt giảm nguồn cung xăng dầu, dẫn đến tình trạng thiếu xăng trầm trọng như hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #592432   13/10/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

    Cảm ơn thông tin của tác giả. Có thể thấy, tình trạng người dân chen chút nhau đợi để đổ xăng diễn ra phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhà nước cần điều chỉnh quỹ bình ổn xăng dầu một cách hợp lý để thuận tiện cho người dân, vì đây là mặt hàng thiết yếu, cần thiết trong cuộc sống.

     
    Báo quản trị |