Khai thác mỏ hầm lò trong thời gian bao lâu được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm?

Chủ đề   RSS   
  • #607546 15/12/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Khai thác mỏ hầm lò trong thời gian bao lâu được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm?

    Khai thác mỏ hầm lò trong thời gian bao lâu được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm?

    Tình huống phát sinh: Xin tư vấn, luật lao động có ghi nhận Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.Vậy căn cứ vào đâu để biết thời gian họ tiếp xúc với ngành nghề này bao lâu để xếp vào danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ví dụ ngày họ làm 3 tiếng thôi thì có xếp vào loại này không? Cụ thể là khai thác mỏ hầm lò.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Visa CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (57).png

    Căn cứ Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

    1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

    3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

    4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

    5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

    6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

    Hợp đồng đào tạo nghề và chi phí đào tạo nghề hiện nay quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:

    1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Nghề đào tạo;

    - Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    - Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    - Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    - Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    - Trách nhiệm của người lao động.

    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

    Vấn đề về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề theo quy định hiện hành?

    Căn cứ Điều 59 Bộ luật lao động 2019 quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề như sau:

    1. Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.

    2. Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:

    - Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;

    - Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.

    Do đó, đối với trường hợp trên, và căn cứ file đính kèm Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định về khai thác mỏ hầm lò, cụ thể là: Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2 thì đã xác định là danh mục nặng nhọc độc hại rồi, không cần quan tâm đến yếu tố tiếp xúc làm việc bao lâu trong một ngày anh nha.

     
    93 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận