Có thể nói, đối với việc Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Vậy hiện nay có rất nhiều dự án nhưng vấn đề đặt ra liệu có quy định nào bắt buộc đơn vị khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn thì phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó hay không?
Khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó?
Căn cứ Điều 5 Luật Khoáng sản 2010 quy định Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác như sau:
1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm:
- Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan;
- Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
Do đó, hiện tại không thấy đặt ra quy định đề cập đến yêu cầu bắt buộc trên thay vào đó đặt ra chế độ ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan, đồng thời kết hợp cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành?
Căn cứ Điều 42 Luật khoáng sản 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau:
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
- Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
- Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
- Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật khoáng sản 2010.
- Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
- Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
- Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật khoáng sản 2010.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành.