Khái niệm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu

Chủ đề   RSS   
  • #560888 24/10/2020

    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Khái niệm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu

    Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

     

    - Cướp tài sản(Điều 168): Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. 

     

    - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169): hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt

     

    - Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170): đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

     

    - Tội cướp giật tài sản (Điều 171): hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản

     

    - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172): hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai

     

    - Tội trộm cắp tài sản (Điều 173): hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý

     

    - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174): người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó

     

    - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175): là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

     

    - Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176): hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật

     

    - Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177): hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ

     

    - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178): gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản)

     

    - Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179): hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó

     

    - Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180): hành vi của một người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra.

     
     
    1413 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận