Khá “bảnh” có thể kiện người tung tin đồn thất thiệt về mình hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #565069 22/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Khá “bảnh” có thể kiện người tung tin đồn thất thiệt về mình hay không?

    Khá

    Khá "bảnh" có thể kiện người tung tin đồn về mình?

    Rõ ràng người khác còn sống nhưng lên mạng tung tin họ chết thì có phải đền bù, bị xử phạt gì hay không? Khá bảnh ở trong tù, nếu người khác gây thiệt hại cho mình thì anh ta có quyền kiện hay không? Mời tham khảo bài viết sau đây!

    1. Tung tin đồn người khác chết lên mạng thì phải chịu trách nhiệm gì?

    Luật An ninh mạng 2018, tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 có quy định hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

    “d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;”

    Thực tế đã có một bộ phận không nhỏ người dân “hoang mang” trước thông tin này, ngoài ra nó là hành vi xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

    Pháp luật Việt Nam bảo vệ những quyền trên của bất kỳ công dân nào, chính vì vậy người xâm phạm những quyền này của Khá “bảnh” sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hành chính, hình sự hoặc dân sự tùy vào mức độ vi phạm.

    2. Trách nhiệm hành chính, hình sự

    Trước hết, vì đã có quy định cấm nhưng người này vẫn vi phạm, Nhà nước sẽ có 2 hình thức xử phạt tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi như sau:

    (1) Xử phạt hành chính:

    Tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt tổ chức có hành vi sau:

    “1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”

    Mức phạt dành cho cá nhân bằng ½ mức phạt trên, theo đó, người này có thể bị xử phạt từ 5 – 10  triệu đồng vì tung tin giả mạo, sai sự thật về người khác.

    (2) Trách nhiệm hình sự:

    Ở Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội Vu khống

    Đối với tội này, người phạm tội có thể bị phạt đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù đến 1 năm nếu có hành vi “Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”

    Để truy cứu trách nhiệm hình sự, trước tiên cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xét xử để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi này.

    3. Khá “bảnh” có thể kiện đòi bồi thường về hành vi của người này không?

    Nếu hành vi vu khống của người này làm thiệt hại tới Khá “bảnh” anh ta có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi bồi thường hay không? Việc ngồi tù của anh này có ảnh hưởng gì tới quyền khởi kiện hay không?

    Luật thi hành án hình sự hiện hành (2019) không có quy định hạn chế quyền tham gia tố tụng hình sự của phạm nhân, cụ thể tại Điểm g Khoản 1 Điều 27, phạm nhân có quyền:

    “g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;”

    Theo đó, dù đang phải chấp hành án phạt tù, Khá “bảnh” vẫn có thể tham gia tố tụng để đòi bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, hành vi tung tin đồn thất thiệt về Khá "bảnh" là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà sẽ bị Nhà nước xử lý. Về dân sự, Khá "bảnh" hoàn toàn có thể khởi kiện người này dù đang ở tù.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 22/12/2020 10:44:17 SA
     
    1686 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận