Kết hôn với người có bà con với nhau có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #449148 09/03/2017

    mrhoc

    Sơ sinh


    Tham gia:09/03/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Kết hôn với người có bà con với nhau có được không?

    Xin chào các anh chị, em đang rất hoang mang về việc em có quen một cô gái. Theo tìm hiểu thì Bà nội vợ của cha em ấy thứ 9 và Bà cố nội của em thứ 6 vậy thì 2 đứa có thể yêu nhau và tiến đến hôn nhân được ko ạ?

    Em xin cảm ơn anh chị.

     
    17201 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449150   09/03/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Không hiểu rõ ý bạn nói "Bà nội vợ của cha em ấy" là ai ? Vợ của cha em ấy có phải là mẹ em ấy không ?

    Dù sao đi nữa thì hai người cũng đã ở đời thứ năm, thừa điều kiện để kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    mrhoc (10/03/2017)
  • #535435   22/12/2019

    nguyenluongquoc2001
    nguyenluongquoc2001

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Kết hôn với người có bà con với nhau có được không?

    Xin chào các anh chị, em đang rất hoang mang về việc em có quen một cô gái. Mà bà con như thế này
    Cập nhật bởi nguyenluongquoc2001 ngày 22/12/2019 01:15:54 AM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenluongquoc2001 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2019)
  • #449160   10/03/2017

    mrhoc
    mrhoc

    Sơ sinh


    Tham gia:09/03/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ, ý của em tức là Bà cố nội của cô ấy (thứ 9) và Bà cố nội của em (thứ 6) là chị em đó ạ. Nên em không biết em và cô ấy có thể yêu nhau được không ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #449166   10/03/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Có thể yêu nhau hay không là tùy ở hai người thôi.

    Chỉ có thể trả lời rằng các bạn không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    mrhoc (10/03/2017)
  • #449167   10/03/2017

    mrhoc
    mrhoc

    Sơ sinh


    Tham gia:09/03/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng, em xin cảm ơn anh đã giải đáp ạ :) Chúc anh ngày mới may mắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #449173   10/03/2017

    Chào bạn,
     
    Về vấn đề mà bạn thắc mắc, tôi xin có ý kiến như sau:
     
    Khoản 2, Điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
    “Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
    2. Cấm các hành vi sau đây:
    ...
    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
    ...”
     
    Như vậy, pháp luật chỉ có quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, tức là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Mà theo thông tin bạn cung cấp thì bà cố nội của bạn và bà cố nội của bạn gái bạn là chị em, tức là hai bạn có cùng gốc sinh ra là cha, mẹ của bà cố nội, cũng có nghĩa là các bạn đã ở đời thứ 5. Do vậy, bạn và bạn gái bạn không thuộc vào trường hợp cấm kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng.
     
    Trong tập quán lâu nay của người Việt Nam thường khó chấp nhận việc kết hôn giữa những người có cùng gốc trong chi, trong họ (chung Cụ, Kỵ,..). Tuy nhiên, về mặt pháp luật thì ngoài trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đơi nêu trên thì hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.   
     
    Trên đây là ý kiến chia sẻ của tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Việc đưa ra ý kiến dựa trên thông tin mà bạn cung cấp cũng như các quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp cần trao đổi thêm hoặc có vấn đề gì sai sót vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
     
    Trân trọng cảm ơn,
    Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Trà
    Cập nhật bởi clevietkimlaw1 ngày 10/03/2017 02:17:16 CH

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw1 vì bài viết hữu ích
    mrhoc (10/03/2017)
  • #449228   10/03/2017

    mrhoc
    mrhoc

    Sơ sinh


    Tham gia:09/03/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    clevietkimlaw1 viết:

    Chào bạn,
     
    Về vấn đề mà bạn thắc mắc, tôi xin có ý kiến như sau:
     
    Khoản 2, Điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
    “Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
    2. Cấm các hành vi sau đây:
    ...
    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
    ...”
     
    Như vậy, pháp luật chỉ có quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, tức là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Mà theo thông tin bạn cung cấp thì bà cố nội của bạn và bà cố nội của bạn gái bạn là chị em, tức là hai bạn có cùng gốc sinh ra là cha, mẹ của bà cố nội, cũng có nghĩa là các bạn đã ở đời thứ 5. Do vậy, bạn và bạn gái bạn không thuộc vào trường hợp cấm kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng.
     
    Trong tập quán lâu nay của người Việt Nam thường khó chấp nhận việc kết hôn giữa những người có cùng gốc trong chi, trong họ (chung Cụ, Kỵ,..). Tuy nhiên, về mặt pháp luật thì ngoài trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đơi nêu trên thì hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.   
     
    Trên đây là ý kiến chia sẻ của tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Việc đưa ra ý kiến dựa trên thông tin mà bạn cung cấp cũng như các quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp cần trao đổi thêm hoặc có vấn đề gì sai sót vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
     
    Trân trọng cảm ơn,
    Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Trà

     

    Vâng, em xin cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483387   26/01/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    chào bạn

    theo quy định của pháp luật là cấm kết hôn trong phạm vị 3 đời.

    trong trường hợp của bạn thì các bạn đã là đời thứ năm nên các bạn hoàn toàn có thể kết hôn mà không vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #553207   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm trường hợp

     “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

    Trong đó Những người có họ trong phạm vi ba đời là “những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

    Bạn không thuộc trường hợp này nên sẽ không bị cấm nhé.

     
    Báo quản trị |