Kết hôn trước 2015: Ngoại tình không bị chia tài sản ít hơn khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #443323 06/12/2016

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Kết hôn trước 2015: Ngoại tình không bị chia tài sản ít hơn khi ly hôn

    Theo Điểm d Khoản 2 Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi chia tài sản chung của vợ, chồng (trường hợp ly hôn) phải căn cứ đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Ngoại tình

    Như vậy, về nguyên tắc, với quy định mới này thì một khi vợ, chồng có hành vi ngoại tình (vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng) dẫn đến ly hôn sẽ được hưởng khối tài sản chung ít hơn (mức hưởng bao nhiêu sẽ căn cứ vào mức độ lỗi và các yếu tố khác mà Tòa án quyết định).

    Tuy nhiên, quy định mới này chỉ áp dụng đối với những trường hợp kết hôn kể từ ngày 01/01/2015; còn những trường hợp kết hôn trước năm 2015 thì việc chia tài sản chung (khi tranh chấp) sẽ thực hiện theo Luật hôn nhân và gia đình 2000, việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    - Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    - Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    ...

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    ...

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.

    ...

    Điều 132. Hiệu lực thi hành

    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

    ...

     

     
    7188 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443385   06/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Đây là một nhận định không có căn cứ. Nếu như vậy những người kết hôn trước khi luật HNGĐ được ban hành năm 1959 thì căn cứ vào đâu để xử lý chia tài sản theo luật HNGĐ năm 2000 từ trước đến nay?

     
    Báo quản trị |  
  • #443412   07/12/2016

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    hungmaiusa viết:

    Đây là một nhận định không có căn cứ. Nếu như vậy những người kết hôn trước khi luật HNGĐ được ban hành năm 1959 thì căn cứ vào đâu để xử lý chia tài sản theo luật HNGĐ năm 2000 từ trước đến nay?

    Em đọc khoản 1 điều 131 thấy nó vô lý nên mới viết lên vấn đề này để chờ sự đánh giá từ thành viên đó anh.

     
    Báo quản trị |  
  • #443433   07/12/2016

    phamthanhhuu viết:

     

    hungmaiusa viết:

     

    Đây là một nhận định không có căn cứ. Nếu như vậy những người kết hôn trước khi luật HNGĐ được ban hành năm 1959 thì căn cứ vào đâu để xử lý chia tài sản theo luật HNGĐ năm 2000 từ trước đến nay?

     

     

    Em đọc khoản 1 điều 131 thấy nó vô lý nên mới viết lên vấn đề này để chờ sự đánh giá từ thành viên đó anh.

    Bài viết của bạn mang tính khẳng định chứ đâu phải mang tính cần sự trao đổi, đánh giá. Nếu không phải dân luật nhìn vào thì sẽ tin đây là sự thật :)

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #443448   07/12/2016

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Bài viết của bạn mang tính khẳng định chứ đâu phải mang tính cần sự trao đổi, đánh giá. Nếu không phải dân luật nhìn vào thì sẽ tin đây là sự thật :)

    Vậy thưa anh nếu không đúng sự thật thì vì lý do nào? anh căn cứ điều luật nào mà nói vậy? Rất mong anh phân tích kỹ giúp ạ! Em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #443479   07/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    phamthanhhuu viết:

    Em đọc khoản 1 điều 131 thấy nó vô lý nên mới viết lên vấn đề này để chờ sự đánh giá từ thành viên đó anh.

    Theo luật hôn nhân gia đình:

    Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.

                  Theo bạn "quan hệ hôn nhân và gia đình" là bao gồm cả phân chia tài sản sau ly hôn (chế độ tài sản) và cấp dưỡng hay sao?

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

    2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

       Theo tôi "quan hệ hôn nhân và gia đình" theo K1 Đ 131 là các quan hệ về nhân thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443562   09/12/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    MÌnh có quan điểm như thế này :

    Quan hệ hôn nhân : Vợ chồng

    Quan hệ gia đình : con cái với bố mẹ và ngược lại, anh chị em với nhau...(nói chung là người thân).

    Còn chia tài sản là quan hệ tài sản, không phải là quan hệ hôn nhân gia đình.

    Nên áp dụng luật nào thì nó sẽ như thế này :

    Xác định là tài sản chung của vợ chồng, thì cần xác định thời điểm hôn nhân để xem thời điểm hình thành tài sản đã có quan hệ hôn nhân chưa => xác định có phải là tài sản chung vợ chồng không => dùng luật thời điểm kết hôn

    Chia tài sản hôn nhân thế nào thì áp dụng luật ở thời điểm chia

     
    Báo quản trị |  
  • #443640   10/12/2016

    thangnq.lawyer
    thangnq.lawyer

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2015
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 768
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 39 lần


    Giật tít thì rất kinh, mình vào cũng tò mò, áp dụng gần 2 năm nay rồi mà lần đầu nghe thấy điều này. 

    Lần sau bạn nên hỏi ý kiến mọi người thay vì giật tít kiểu như này. Hoặc thêm dấu ??? ở sau.

    Điều 131. Điều khoản chuyển tiếp

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.

    2. Đối với vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này.

    Khoản 2 nó quy định rất rõ là Tòa án sẽ áp dụng Luật mới để giải quyết tranh chấp - Cụ thể là chia tài sản chung của vợ chồng. Dù có kết hôn trước ngày 01/01/2015 đi nữa. 

    Còn nếu hai vợ chồng không có tranh chấp thì luật cũng ko cần, thỏa thuận sao chẳng được.

    Tư vấn pháp luật trong mọi lĩnh vực tại Thái Nguyên.

    Chi tiết: www.tuvanluat365.com

    Điện thoại: 0976 980 863 - 0914 491 391

     
    Báo quản trị |