Điều này được được quy định tại Khoản 2, Điều 8 về Điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015 lại không cấm nhưng không thừa nhận.
- Đây là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bởi lẽ, nếu không được Nhà nước thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy Cộng đồng LGBT Việt Nam nên mừng hay lo khi cuộc hôn nhân của họ không được pháp luật bảo vệ!
+ Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý. Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”. Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngõ vì không xác định được cha và mẹ.
+ Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự.
- Một vấn đề được đặt ra, khi mà Bộ luật dân sự 2015 cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính thì liệu rằng cuộc hôn nhân hợp pháp của vợ chồng khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) chuyển giới có còn hợp pháp hay không?
+ Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới.
+ Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hai người này đã vi phạm điều kiện kết hôn. Do đó, đây thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật theo Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”
+ Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Cập nhật bởi ngochai23494 ngày 01/12/2015 10:34:02 SA
Cập nhật bởi ngochai23494 ngày 01/12/2015 10:33:04 SA
Cập nhật bởi ngochai23494 ngày 01/12/2015 09:59:27 SA
Cập nhật bởi ngochai23494 ngày 01/12/2015 09:57:33 SA