Kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần đăng ký bảng lương với cơ quan nhà nước có thảm quyền

Chủ đề   RSS   
  • #579461 18/01/2022

    Kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần đăng ký bảng lương với cơ quan nhà nước có thảm quyền


    Theo quy định cụ tại Bộ Luật lao động 2012 thì khi xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký. 
    Cụ thể tại Điều 93 Bộ Luật lao đông 2012 quy định như sau:
    "Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
    1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
    2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động."
    Tuy nhiên kề từ ngày 01/01/2021 thì khi xây dựng thang lương, bảng lương người sử dụng lao động không cần phải thực hiện việc đăng ký thang bảng lương này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nữa. Việc này, giúp giảm bớt áp lực về các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Đây được xem là quy định mới và dần cởi mở hơn loại bỏ các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.
    Tại Điều 93 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
    "Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
    1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
    2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
    3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
    Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện."
     
     
    710 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579469   19/01/2022

    Kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần đăng ký bảng lương với cơ quan nhà nước có thảm quyền

    Bên cạnh đó, các mức xử phạt liên quan về lương và bảng lương được thực hiện theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

    Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    - Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

    - Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    - Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

    - Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;

    - Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

    - Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

    - Trả lương không đúng hạn;

    - Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    - Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật;

    - Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

    - Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;

    - Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;

    - Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.

    Mức phạt cụ thể như sau:

    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

     

     

     
    Báo quản trị |