Theo thông tin anh hỏi, căn cứ vào Điều 5, 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4, 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.”
5. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
...
Điều 15. Các khoản điều chỉnh trừ
1. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
...
2. Các khoản điều chỉnh trừ:
...
d) Khoản giảm giá:
d.1) Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đủ các điều kiện sau:
d.1.1) Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
d.1.1.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
d.1.1.2) Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
d.1.1.3) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
d.1.2) Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
d.1.3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;
d.1.4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
d.1.5) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương mại, hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của người bán.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi kê khai sẽ kê khai giá thực tế phải trả.