Infographic- Tổng hợp 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, kể từ ngày 01/01/2021

Chủ đề   RSS   
  • #557379 06/09/2020

    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Infographic- Tổng hợp 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, kể từ ngày 01/01/2021

    Kể từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu thi hành. Theo đó, có 13 trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt với 10 trường hợp được quy tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu 13 trường hợp cụ thể đó là gì thông qua một số hình ảnh sau: 

    Video: 8 điểm mới về hợp đồng lao động từ 2021

    Đăng ký và theo dõi thêm nhiều video pháp lý: TẠI ĐÂY

     

     
    6411 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LEGAL-A25 vì bài viết hữu ích
    thvan154 (09/09/2020) SETAVN (07/09/2020) ChuTuocLS (07/09/2020) ThanhLongLS (07/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558950   28/09/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Về cơ bản Bộ luật lao động 2019 ghi nhận thêm 3 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động sau:
    - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    - Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
     
    . Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    nguyenchithanh.ducco@gmail.com (02/12/2020)
  • #558955   28/09/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn  góp ý của bạn

    Về trường hợp "thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc" mà bạn nhắc đến. Quy định này này nhằm tạo sự thống nhất trong Bộ luật Lao động 2019, khi mà NLĐ và NSDLĐ có thể lựa chọn ghi nhận thỏa thuận thử việc trong HĐLĐ hoăc hoặc đồng thử việc

     
    Báo quản trị |  
  • #558961   28/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về thời gian báo trước cũng không quá khác biệt. Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

    Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
     
    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
     
    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
     
    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
     
    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #558970   28/09/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn góp ý của bạn.

    Bạn đang nhắc đến trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ, là trường hợp thứ 10 trong 13 trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể theo Bộ luật Lao động 2019 sẽ có 6 trường hợp NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, con số này là 04 tại Bộ luật Lao động 2012

     
    Báo quản trị |  
  • #559006   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    SỐ 12: 08 TRƯỜNG HỢP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG HẾT HIỆU LỰC (Điều 156 BLLĐ 2019) cụ thể như sau:

    1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

    2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

    3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

    4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

    5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

    6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

    8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #559223   29/09/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Đúng rồi bạn, đây là quy định chấm dứt hợp đồng lao động mới của Bộ luật Lao động 2019 so với Bộ luật Lao động 2012. Việc quy định này giúp làm rõ hơn những trường hợp NSDLĐ giao kết HĐLĐ với NLĐ là người nước ngoài. Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn, để biết được chi tiết quy định này, ta cần chờ Nghị định và Thông tư

     
    Báo quản trị |