Hướng xử lý khi "Trao nhầm con"

Chủ đề   RSS   
  • #502112 14/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Hướng xử lý khi "Trao nhầm con"

    Cộng đồng dân luật cùng một lần nữa hãy nhìn về những vụ việc trao nhầm con nổi lên ở Việt Nam từ trước đến nay thử nào? Có phải rất đáng lưu tâm không mọi người? Các trường hợp trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa Bình Long (tỉnh Bình Phước) 5 năm trước, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa 6 năm trước hay một trường hợp khác trao nhầm cách đây 44 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình (Hà Nội). Vấn đề đáng suy nghĩ không chỉ về mặt tâm tư tình cảm của những người trong cuộc mà còn là vấn đề pháp lý khi xác định trách nhiệm bồi thường và các hệ lụy liên quan.

    Đối với vụ việc tại nhà hộ sinh Ba Đình, rất khó để xác định các vấn đề pháp lý liên quan, vì đã xảy ra quá lâu, các tài liệu liên quan không còn nguyên vẹn, không tìm được phụ tá vì thất lạc hồ sơ,… Trường hợp nếu có xác định được cán bộ trao nhầm thời điểm đó cũng khó xử lý vì cơ chế giải quyết theo pháp luật lúc đó là không có qui định xử lý. Do đó, rất khó để hồi tố giải quyết.

    Tuy nhiên, nếu các vụ việc trao nhầm cao xảy ra trong thời điểm hiện nay thì sẽ có nhiều cơ chế giải quyết và xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp trao nhầm con thì tùy theo tính chất, mức độ, động cơ, mục đích hành vi vi phạm mà người trực tiếp để xảy ra việc trao nhầm lẫn trẻ sơ sinh sẽ bị xem xét để xử lý trách nhiệm theo qui định của pháp luật.

                   

    * Nếu cơ quan điều tra xác định hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

    Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt thấp nhất từ 02-05 năm tù và cao nhất từ 07 – 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. 

    * Nếu hành vi trao nhầm con do Cán bộ chăm sóc y tế được thực hiện do lỗi vô ý thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và Cơ sở y tế phải bồi thường theo qui định của pháp luật Dân sự.

    Cụ thể theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”

    Như vậy, theo quy định này, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường cho  gia đình đã bị trao nhầm con. Sau đó, bệnh viện có quyền yêu cầu cá nhân người có lỗi (y tá, hộ sinh, bác sĩ…) trao nhầm đứa trẻ phải bồi thường lại cho bệnh viện. 

    Gia đình bị trao nhầm con có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại về mặt vật chất, như: thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian đi tìm con đẻ, chi phí giám định ADN, chi phí xác minh, làm lại giấy tờ hộ tịch… Những chi phí này phải được chứng minh bằng hóa đơn, chứng từ hoặc xác nhận do cá nhân hoặc tổ chức làm chứng. 

    Ngoài những tổn thất về vật chất có thể định lượng được một cách cụ thể, còn có những thiệt hại, nỗi đau về mặt tinh thần, như: vì đứa con bị trao nhầm mà vợ chồng nghi ngờ nhau khiến hôn nhân đổ vỡ; hoặc vì lời gièm pha, đàm tiếu của những người xung quanh mà gia đình bị trao nhầm con lo lắng, mất ăn mất ngủ, khiến tinh thần sa sút, cuộc sống không hạnh phúc…

    Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:

    "1.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a)Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b)Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;

    c) thiệt hại khác do luật quy định.

    2.Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định."

    Như vậy, theo quy định này, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình bị trao nhầm con. Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không tự thỏa thuận được thì gia đình có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Kết luận, các vụ việc này đã và đang là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý trong lĩnh vực liên quan đến sinh sản tại các cơ sở chăm sóc y tế, phải hết sức thận trọng, thực hiện đúng qui trình quản lý chăm sóc các cháu bé khi sinh ra. Đồng thời, để tránh những sự việc tương tự, nếu có nghi ngờ rằng y tá đánh tráo hay nhầm lẫn con của mình thì có thể đến các cơ sở y tế giám định AND xác định ngay. Ngoài ra, nếu phát hiện có dấu hiệu cán bộ chăm sóc đánh tráo trẻ sơ sinh thì có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật vì hiện tại đã có quy định rất rõ.

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 14/09/2018 02:49:42 CH
     
    6466 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (14/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #599477   28/02/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Hướng xử lý khi "Trao nhầm con"

    Đồng ý với quan điểm việc bị trao nhầm sẽ cảm thấy bị mất phương hướng khi đã sống trong một thời gian dài với gia định nhưng khi lơn lên thì lại phải đổi sang gia đình khác, mọi sinh hoạt được thay đổi, gây ra khủng hoảng cả trầm cảm cho trẻ em, điều này cần năng cao trách nhiệm hộ sinh, cán bộ y tế các cơ sở tận tâm, chu đáo vào thể hiện được vai trò nghiệp vụ của mình hơn.

     

     
    Báo quản trị |