Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đã ký Công văn 9403/SLĐTBXH-LĐ về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian phải ngừng việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Theo đó căn cứ trả lương ngừng việc áp dụng theo Điều 98 BLLĐ2012 là lỗi của NLĐ, NSDLĐ hay do khách quan. Việc trả lương ngừng việc thực hiện như sau:
- NLĐ bị ngừng việc do tác động trực tiếp của Covid-19 như:
+ Lao động là người nước ngoài chưa quay lại làm việc trong thời gian có dịch theo quy định
+NLĐ phải thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
+ NLĐ phải ngừng việc vì DN, Bộ phận của DN phải ngừng việc vì ảnh hưởng dịch
thì lương ngừng việc không thấp hơn lương tối thiểu vùng và tiền lương do hai bên thỏa thuận.
- Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định Điều 31 Bộ luật Lao động. Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thắc mắc, đề nghị doanh nghiệp phản ánh về một trong các cơ quan sau để được giải quyết kịp thời: Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, địa chỉ 31 đường 13, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM; số điện thoại 028.38.295.900; hoặc trao đổi qua điện thoại 0918906209, gặp ông Nguyễn Bảo Cường, Phó phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội.
Hoặc liên hệ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại UBND các quận huyện, nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất; hoặc liên hệ Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TPHCM, Ban quản lý Khu Công nghệ cao.
>>> Xem toàn văn Công văn 9403/SLĐTBXH-LĐ file đính kèm