Hướng dẫn thủ tục nâng bậc lương CCVC của Bộ LĐTBXH trước thời hạn do có thành tích xuất săc

Chủ đề   RSS   
  • #605542 21/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2150)
    Số điểm: 75060
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Hướng dẫn thủ tục nâng bậc lương CCVC của Bộ LĐTBXH trước thời hạn do có thành tích xuất săc

    Ngày 31/8/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 1290/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Theo đó, quy định thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, như sau:

    Trong đó, hướng dẫn 03 thủ tục: 

    -  Nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức và người lao động.

    - Chuyển công tác, điều động, tiếp nhận công chức, viên chức.

    - Chế độ khoán kinh phí về chi xăng dầu, văn phòng phẩm, cước sử dụng điện thoại, fax, công tác phí trong nước.

    (1) Nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với công chức, viên chức và người lao động

    Trình tự thực hiện

    - Đối với nâng bậc lương thường xuyên

    Bước 1. Tuần đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý. Hội đồng lương họp, rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên trong quý; xem xét việc đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động. Cuộc họp của Hội đồng lương được ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của tất cả các thành viên Hội đồng lương.

    Bước 2. Hội đồng lương báo cáo Thủ trưởng đơn vị danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên.

    Bước 3. Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị Bộ quyết định hoặc ký quyết định theo phân cấp và gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) để quản lý chung.

    - Đối với nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc

    Đến thời điểm 31/12 hàng năm, sau khi có kết quả khen thưởng, Hội đồng lương của đơn vị tổ chức thực hiện các nội dung theo nhiệm vụ, quyền hạn:

    Bước 1. Phổ biến đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn để các phòng, ban, bộ phận thuộc đơn vị rà soát, đề xuất danh sách những trường hợp đủ điều kiện.

    Bước 2. Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, chỉ tiêu xét nâng bậc lương trước thời hạn; trên cơ sở đề nghị của các phòng, ban, bộ phận thuộc đơn vị, Hội đồng lương họp xét, thống nhất danh sách đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn và báo cáo Thủ trưởng đơn vị.

    Bước 3. Niêm yết công khai danh sách đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn tại trụ sở cơ quan, đơn vị (trong 05 ngày làm việc) để toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị được biết và tham gia ý kiến.

    Bước 4. Sau thời gian quy định; Hội đồng lương của đơn vị hoàn thiện danh sách, báo cáo Thủ trưởng đơn vị đề nghị Hội đồng lương của Bộ phê duyệt đối với các trường hợp đủ điều kiện và không có ý kiến vướng mắc.

    Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

    Thành phần hồ sơ:

    - Đối với nâng bậc lương thường xuyên

    + Công văn đề nghị;

    + Danh sách trích ngang các trường hợp đề nghị nâng bậc lương thường xuyên.

    + Biên bản họp Hội đồng lương của đơn vị (đối với các đơn vị đủ điều kiện thành lập Hội đồng lương);

    + Bản photo quyết định lương gần nhất của cá nhân được đề nghị nâng bậc lương.

    - Đối với nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:

    + Danh sách trích ngang các trường hợp đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn (Mẫu số 2);

    Xem và tải Mẫu số 2

    https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/danluatfile/2023/09/21/mau-so-02.docx

    + Bản photo quyết định công nhận thành tích xuất sắc của cấp có thẩm quyền;

    + Quyết định thành lập Hội đồng lương của đơn vị.

    + Biên bản họp xét nâng bậc lương của Hội đồng lương của đơn vị (có chữ ký của tất cả các thành viên);

    + Bản photo quyết định lương gần nhất của cá nhân được đề nghị.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Tổ chức cán bộ).

    (2) Chuyển công tác, điều động, tiếp nhận công chức, viên chức

    Trình tự thực hiện:

    Bước 1. Đơn vị gửi văn bản đề nghị lên Vụ Tổ chức cán bộ để trình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

    Bước 2. Vụ Tổ chức cán bộ gửi văn bản thông báo ý kiến, chủ trương của Lãnh đạo Bộ đến đơn vị, cá nhân đề nghị hoặc trình Lãnh đạo Bộ duyệt, ký Quyết định theo phân cấp quản lý.

    Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

    Thành phần hồ sơ

    - Công văn đề nghị của đơn vị (gồm các nội dung liên quan đến biên chế/số lượng người được giao/chưa sử dụng; số công chức/viên chức có mặt; vị trí việc làm dự kiến điều động/tiếp nhận; yêu cầu, điều kiện của vị trí việc làm dự kiến; sự phù hợp và khả năng đáp ứng tại vị trí việc làm đề nghị của cá nhân giới thiệu);

    - Đơn xin chuyển công tác của cá nhân;

    - Biên bản họp liên tịch của đơn vị;

    - Ý kiến bằng văn bản của nơi cá nhân sẽ đến;

    - Ý kiến nhận xét quá trình công tác có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (đối với trường hợp tiếp nhận);

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị và Giấy khám sức khỏe (đối với trường hợp tiếp nhận);

    - Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ (đối với trường hợp tiếp nhận, điều động);

    - Bản sao các Quyết định: tuyển dụng, hoàn thành chế độ tập sự, lương gần nhất, bổ nhiệm (nếu có).

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    (3) Chế độ khoán kinh phí về chi xăng dầu, văn phòng phẩm, cước sử dụng điện thoại, fax, công tác phí trong nước

    Trình tự thực hiện:

    Cá nhân, đơn vị gửi hồ sơ về Văn phòng Bộ (qua phòng Kế toán - Tài chính) yêu cầu tạm ứng hoặc thanh quyết toán.

    Văn phòng Bộ căn cứ vào các quy định có liên quan, xem xét, quyết định.

    Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp.

    Thành phần hồ sơ

    - Về thanh quyết toán Văn phòng phẩm:

    + Trường hợp đơn vị tự mua: Chứng từ gửi về phòng KTTC, VPB để thanh toán chuyển khoản cho người cung cấp gồm: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn hợp pháp, bảng kê cấp phát văn phòng phẩm cho các bộ phận sử dụng có đầy đủ chữ ký theo quy định.

    + Trường hợp đơn vị nhận Văn phòng phẩm tại VPB, chứng từ gồm: Phiếu xuất kho của VPB có đầy đủ chữ ký theo quy định.

    - Về thanh quyết toán xăng dầu xe đi công tác, chứng từ gồm: Giấy đề nghị xin xe đi công tác, Lệnh điều xe, xác nhận số km thực tế của người sử dụng xe, cán bộ lái xe làm thủ tục thanh toán xăng dầu tại phòng KTTC - VPB theo quy định.

    - Về thanh quyết toán công tác phí trong nước, chứng từ gồm: Giấy đi đường có đầy đủ thủ tục theo quy định, vé tàu, vé ô tô, vé máy bay, cước hành lý, vé cầu phà, đò ngang, phí cầu đường, hóa đơn thuê chỗ nghỉ qua đêm (nếu có)... mà người đi công tác trực tiếp chi trả. Đối với cán bộ công chức không thuộc diện đi công tác bằng phương tiện máy bay phải có giấy đề nghị được Lãnh đạo đơn vị xác nhận và Chánh Văn phòng Bộ phê duyệt.

    - Về thanh quyết toán cước sử dụng điện thoại cố định tại công sở theo hóa đơn của cơ quan cung cấp dịch vụ đối với số máy điện thoại do đơn vị sử dụng.

    - Về thanh toán kinh phí khoản tiết kiệm được chứng từ gồm: Bảng kê chi tiền, giấy biên nhận tiền.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    Thời hạn giải quyết: Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ đề nghị tạm ứng hoặc chứng từ thanh toán.

    Cơ quan giải quyết: Văn phòng Bộ (qua Phòng Kế toán - Tài chính).

    Xem chi tiết tại Quyết định 1290/QĐ-LĐTBXH có hiệu lực từ ngày 31/8/2023 và thay thế Quyết định 1828/QĐ-LĐTBXH 

     
    267 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (18/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận