Hướng dẫn giải quyết trường hợp người phải thi hành án không có tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #561064 27/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Hướng dẫn giải quyết trường hợp người phải thi hành án không có tài sản

    Không có tài sản nghĩa là không phải thi hành án?

    Không có tài sản thi hành án - Ảnh minh họa

    Trong các quan hệ hình sự, dân sự, việc một bên phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên kia hoặc nộp phạt cho Nhà nước được giải quyết trong quá trình thi hành án. Nhiều người cho rằng một người không có tài sản thì khi thi hành án sẽ không phải mất gì cả, điều này liệu có đúng hay không?

    Thứ nhất, ít nhất 6 tháng 1 lần, Chấp hành viên sẽ xác minh điều kiện thi hành án.

    Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 (LTHA) quy định về việc Xác minh điều kiện thi hành án:

    “Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.”

    Điều này có nghĩa, trường hợp xác minh thấy người phải thi hành án hiện tại chưa có điều kiện thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiếp tục xác minh ít nhất 6 tháng 1 lần.

    Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án, việc xác minh lại được tiến hành khi chấp hành viên có thông tin mới về điều kiện thi hành án.

    Thứ hai, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 5 năm.

    Khoản 1 Điều 30 LTHA quy định về Thời hiệu yêu cầu thi hành án:

    Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.”

    Điều này có nghĩa, thời gian tối thiểu để yêu cầu thi hành án là 5 năm. Nếu bản án có quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì hết thời hạn đó, người được thi hành án có thêm 5 năm để yêu cầu thi hành án.

    Thứ 3, cần lưu ý đến các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án.

    Chấp hành viên có quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án (Điều 20 LTHA). Theo đó những biện pháp bao gồm:

    Biện pháp đảm bảo thi hành án: (Khoản 3 Điều 66)

    - Phong tỏa tài khoản

    - Tạm giữ tài sản, giấy tờ

    - Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

    Biện pháp cưỡng chế thi hành án: (Điều 71 LTHA)

    - Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án

    - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

    - Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ

    - Khai thác tài sản của người phải thi hành án

    - Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ

    - Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

    Những biện pháp trên nhằm đảm bảo người phải thi hành án không có hành vi chống đối nghĩa vụ của mình, nội dung từng biện pháp được quy định tại Chương IV LTHA

    Như vậy, người không có tài sản không đương nhiên hết nghĩa vụ đối với phần nghĩa vụ mình chịu trách nhiệm. Nếu có căn cứ xác định người này có điều kiện thi hành, Chấp hành viên sẽ xác minh lại để Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.

     
    5877 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    Nhaiha_ub31081990 (09/01/2023) admin (30/10/2020) ThanhLongLS (27/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561394   29/10/2020

    Việc  người phải thi hành án không có tài sản thi hành án thì cơ quant hi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án, đợi khi nào người phải thi hành án có tài sản thi hành án thì gửi đơn yêu cầu thi hành án, chứ không được ra quyết định hủy quyết định thi hành án.

     
    Báo quản trị |