Hướng dẫn đăng ký thường trú dành cho Việt kiều về nước

Chủ đề   RSS   
  • #424233 11/05/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Hướng dẫn đăng ký thường trú dành cho Việt kiều về nước

    Những năm gần đây, lượng kiều bào về nước thăm quê hương, bà con, bạn bè..hoặc mang trí tuệ, vốn liếng của mình về nước đầu tư…ngày càng nhiều. Trường hợp về nước trong thời gian ngắn chỉ phải đăng ký tạm trú, còn về nước trong thời gian dài thì phải đăng ký thường trú.

    Việc đăng ký tạm trú dành cho Việt kiều hiện nay đã có hướng dẫn, tuy nhiên, việc đăng ký thường trú lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

    Vì vậy, Bộ Công an hoàn chỉnh Dự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký thường trú dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Lưu ý: Hướng dẫn này áp dụng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập cảnh và đang tạm trú tại Việt Nam bằng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ có giá trị thường trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

    1. Tờ khai đăng ký thường trú tại Việt Nam (mẫu tại file đính kèm).

    2. Bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính 1 trong các giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.

    3. Bản sao chứng thực hoặc bản chụp hộ chiếu còn giá trị và bản chính hộ chiếu.

    4. Bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam.

    Nếu bạn đăng ký thường trú tại các Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo phải nộp thêm bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký về thường trú tại nơi đó.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên, bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

    Lệ phí đăng ký thường trú: theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

    Bước 3: Giải quyết việc đăng ký thường trú

    Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải giải quyết và cấp giấy giới thiệu.

    Bước 4: Liên hệ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố làm thủ tục hoàn tất

    Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày nhận được Giấy báo tin được đồng ý giải quyết, bạn liên hệ với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi đồng ý để làm thủ tục hoàn tất đăng ký thường trú.

    Nếu bạn bị ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc vì lý do bất khả kháng khác không thể đến làm thủ tục hoàn tất đăng ký thường trú thì được kéo dài không quá 12 tháng và phải có đơn xin gia hạn hoàn tất thủ tục, có xác nhận của công an cấp xã.

    Sau 12 tháng, phải nộp lại hồ sơ đăng ký thường trú như ban đầu.

    Một số lưu ý cho Việt kiều khi đăng ký thường trú:

    1. Cá nhân đăng ký thường trú phải khai đầy đủ, chính xác về nhân thân, lai lịch, quá trình hoạt động và mục đích đăng ký thường trú tại Việt Nam, phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không lợi dụng việc đăng ký thường trú tại Việt Nam để có các hoạt động trái pháp luật.

    2. Sau khi hoàn tất đăng ký thường trú không được sử dụng hộ chiếu nước ngoài để xuất, nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam. Nếu có, phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam.

    3. Nếu cá nhân đang tạm trú tại Việt Nam, sau khi nhận được Giấy báo tin không được đồng ý đăng ký thường trú thì phải xuất cảnh trước khi hết hạn tạm trú, trừ khi bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định pháp luật Việt Nam.

    4. Nếu bạn đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam, mà không còn nhu cầu đăng ký thường trú thì phải có đơn xin hủy và trả lại Giấy biên nhận cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

    Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký thường trú dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ở file đính kèm.

     
    9936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận