Hướng dẫn đăng ký kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” mới nhất hiện nay

Chủ đề   RSS   
  • #612297 03/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28222
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 595 lần


    Hướng dẫn đăng ký kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” mới nhất hiện nay

    Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật là gì? Đăng ký kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” như thế nào? Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật thì cần đáp ứng được những điều kiện như sau:

    - Có ít nhất 02 tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật 

    - Có ít nhất 01 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo HĐLĐ hoặc 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo HĐLĐ. 

    - Có trụ sở làm việc của Trung tâm.

    Đồng thời, tại Điều 12 Nghị định 77/2008/NĐ-CP còn có một số điều kiện khác về thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

    - Phải ban hành Quyết định thành lập Trung tâm, trong đó, cần ghi rõ những nội dung như:

    + Tên gọi của Trung tâm: Bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và phải thể hiện được tên của tổ chức chủ quản. Trường hợp 01 tổ chức chủ quản thành lập 02 Trung tâm trở lên thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.

    + Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm. 

    + Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.

    - Tuân thủ quy định về phạm vi thành lập, cụ thể:

    + Tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp cấp trung ương hoặc cấp ngành được phép thành lập Trung trên toàn quốc. 

    + Tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp cấp tỉnh hoặc cấp huyện được phép thành lập Trung tâm trong khu vực địa phương của mình. 

    + Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành có thể thành lập Trung tâm trong phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trực thuộc Trung ương, tại địa điểm có trụ sở của cơ sở đó. 

    Theo đó, khi thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật thì cần phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện như đã nêu trên.

    (2) Đăng ký kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” như thế nào?

    Cụ thể, tại mục 2 Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD có đề cập đến đăng ký kinh doanh ngành nghề “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” như sau:

    Trường hợp đăng ký bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”: 

    - Đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư 2006.

    - Thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư 2006Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11

    - Không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

    Trường hợp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”:

    - Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp; tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thể tạm trú cho người nước ngoài…

    Theo đó, khi đăng ký kinh doanh ngành nghề “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” thì thực hiện theo hướng dẫn như đã nêu trên.

    (3) Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 77/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm những giấy tờ như sau:

    - Đơn đăng ký hoạt động theo Mẫu TP-TVPL-01 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2010/TT-BTP.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/3/mau-TP-TVPL-%2001.doc Mẫu TP-TVPL-01

    - Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật.

    - Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành.

    - Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.

    Bởi khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật thì Sở Tư pháp sẽ đồng thời cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ tiêu chuẩn. Theo đó, đối với người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn thì cần có những giấy tờ như sau:

    - Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

    - Bản sao Bằng cử nhân luật.

    - Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.

    Đối với luật sư thì cần chuẩn bị những giấy tờ bao gồm:

    - Bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư 2006.

    - Bản sao HĐLĐ ký kết giữa luật sư và Trung tâm, hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm trong trường hợp chưa ký HĐLĐ.

    Theo đó, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ như đã nêu trên thì tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp, nơi dự kiến đặt trụ sở của Trung tâm.

     
    496 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (31/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận