Hướng dẫn cách xử lý khi nhà hàng xóm lấn chiếm đất

Chủ đề   RSS   
  • #530365 04/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Hướng dẫn cách xử lý khi nhà hàng xóm lấn chiếm đất

    Hành vi lấn, chiếm đất của người khác là vi phạm pháp luật. Vậy mà, thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến. Nhiều trường hợp do nhận thức người dân chưa đủ để biết về hành vi vi phạm của mình sẽ bị xử lý như thế nào. Vậy, nếu bạn phát hiện hành vi lấn, chiếm đất từ nhà hành xóm thì bạn sẽ sử lý như thế nào cho hợp lý.

    sau đây là bài viết hướng dẫn cách xử lý khi nhà hàng xóm lẫn chiếm đất, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn:

    Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản thì:

    “1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

    2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

    Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    …..”

    Căn cứ thêm Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 cũng nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai.

    Theo quy định nêu trên, nếu hàng xóm nhà bạn có hành vi lấn, chiếm đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để giải quyết .

    Sau đây là các bước hướng dẫn bạn cách xử lý khi bị hàng xóm lấn chiếm đất như sau:

    Căn cứ: Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó, trước tiên bạn có thể thương lượng, tự hòa giải với hàng xóm để giải quyết vụ việc.

    Trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận, thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hòa giải tại cơ sở.

    Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, bạn gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

    - Trách nhiệm tổ chức việc hòa giải: là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

    - Thời hạn giải quyết hòa giải tại cơ sở: là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    => Nếu hòa giải thành: Thì hai bên làm theo biên bản hòa giải thành.

    Nếu sau khi hòa giải thành có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 điều 202 luật đất đai 2013 như sau:

    + Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau: Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới;

    + Các trường hợp khác: gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

    => Nếu hòa giải không thành: thì theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, bạn có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang  tranh chấp để giải quyết.

    Bạn tham khảo thêm nhé: Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

     
    20293 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    admin (15/10/2019) vovanquoi (14/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận