Hướng dẫn cách viết mẫu CV xin việc đơn giản hiệu quả

Chủ đề   RSS   
  • #606536 02/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Hướng dẫn cách viết mẫu CV xin việc đơn giản hiệu quả

    Để tạo được ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng thì CV xin việc là một phần rất quan trọng đối với người xin việc khi tìm việc làm trên mạng. Đặc biệt là hình thức trình bày, nội dung, hình ảnh phải thực sự đầy đủ và hiệu quả, do đó, NLĐ cần nắm rõ các nội dung sau để tạo CV tốt.
     
     
    1. CV xin việc là gì?
     
    Đầu tiên người xin việc cần phải biết CV chính là viết của cụm từ Curriculum Vitae nghĩa là sơ yếu lý lịch, là một trong những điều kiện rất cần thiết khi tham gia tuyển dụng. 
     
    Xét về bản chất, CV không giống với bản sơ yếu lý lịch có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc mà CV xin việc ở đây là một bản tóm tắt toàn bộ những thông tin của người ứng tuyển về học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu làm việc, các kỹ năng, giải thưởng,... 
     
    CV được xem là bản giới thiệu đầu tiên gửi đến nhà tuyển dụng để họ nắm được các thông tin ban đầu để xem xét lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí họ đang cần để đến phỏng vấn.
     
    2. Hướng dẫn cách viết CV đơn giản
     
     
    2.1 Phần thông tin cá nhân 
     
    Đây là phần đầu tiên do đó, phần này phải luôn chú ý trình bày chỉn chu, chính xác, không sai chính tả hay nội dung để tránh hiểu lầm. Phần thông tin cá nhân thường gồm: Các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email, hình ảnh...
     
    Tên địa chỉ email phải nghiêm túc, thể hiện tính chuyên nghiệp. Tuyệt đối không đặt tên email thiếu tính chuyên nghiệp như beheoo2k1@gmail.com,...
     
    Đối với email của ứng viên phải được sử dụng thường xuyên và cài đặt thông báo để luôn trong trạng thái có thể xem trả lời của nhà tuyển dụng. Đối với hình ảnh thì phải chụp chính diện, nghiêm túc tương tự như ảnh thẻ.
     
    2.2 Phần mục tiêu nghề nghiệp
     
    Khi nhà tuyển dụng nhìn vào mục tiêu nghề nghiệp là phần quyết định những đánh giá, nhận xét của nhà tuyển dụng đối với ứng viên, thông qua những dự định trên con đường phát triển sự nghiệp mà ứng viên thể hiện trong CV.
     
    Ở mục này nên đề cập đến vị trí muốn ứng tuyển, chia các mục tiêu thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Cần lưu ý, tránh viết chung chung hoặc lấy những mục tiêu mẫu trên mạng làm mục tiêu của bản thân.
     
    Ngoài ra, mục tiêu của bạn phải hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng hoặc một số điểm lợi khác cho doanh nghiệp. 
     
    2.3 Phần học vấn và chứng chỉ
     
    Tại phần học vấn ứng viên cần tóm tắt quá trình học tập của bản thân một cách ngắn gọn nhất có thể, nêu cụ thể tên trường (không nên để trường mẫu giáo, tiểu học), thời gian học, chuyên ngành và nêu tên các khoá học, các đề án nghiên cứu của bản thân. 
     
    Bên cạnh đó, nếu bạn có tham gia các dự án, đề án, nghiên cứu khoa học thì nên ưu tiên những thành tích có nội dung liên quan đến vị trí ứng tuyển.
    Các khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ.
     
    2.4 Phần kinh nghiệm làm việc
     
    Nếu bạn đã là người đã từng đi làm thì trình bày các công ty mà bạn đã từng làm với vị trí, chức vụ và chuyên môn là gì. Giới thiệu sơ lược về công việc đó, sau đó đưa ra những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có được trong quá trình làm việc. 
     
    Lưu ý: cần chú ý liệt kê theo trình tự thời gian gần đây trước, sau đó mới đến các công việc trong quá khứ xa hơn. 
     
    Bên cạnh đó, đối với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thì ghi kinh nghiệm thế nào? Do đó đối với CV dành cho sinh viên mới ra trường thường không quá khắt khe trong phần kinh nghiệm này. 
     
    Dù vậy, để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn hãy ghi các công việc làm thêm thời sinh viên mà có liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển để chứng minh năng lực của bản thân, kinh nghiệm thực tập, làm việc nhóm, đoàn khoa, hoạt động ngoại khóa.
     
    2.5 Phần kỹ năng
     
    Hãy chọn những kỹ năng mà bạn tự tin nhất và chọn lọc các kỹ năng cần thiết để đưa vào CV để tạo điểm nhấn cho nhà tuyển dụng. Thông qua các kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá về mức độ đáp ứng công việc của bạn và đưa ra quyết định phù hợp.
     
    352 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận