Án phí là khoản tiền chi trả cho Tòa án để giải quyết vụ án tranh chấp dân sự, nếu nắm rõ cách tính tiền án phí và tạm ứng án phí hay được là đối tượng miễn thì sẽ giúp người khởi kiện nắm được số tiền bỏ ra trong lộ trình khởi kiện.
1. Có các loại án phí nào người khởi kiện có thể phải đóng?
- Án phí dân sự sơ thẩm:
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
+ Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
- Án phí dân sự phúc thẩm.
2. Trường hợp khởi kiện phải đóng án phí không có giá ngạch
Theo hiện hành có giải thích vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể dựa trên Danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
* Giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động:
- Giải quyết sơ thẩm:
+ Mức án phí không có giá ngạch là: 300.000 đồng.
+ Mức tạm ứng án phí không có giá ngạch là: 300.000 đồng.
- Giải quyết phúc thẩm là: 300.000 đồng.
* Giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch:
- Giải quyết sơ thẩm:
+ Mức án phí không có giá ngạch là: 3.000.000 đồng.
+ Mức tạm ứng án phí không có giá ngạch là: 3.000.000 đồng.
- Giải quyết phúc thẩm là: 2.000.000 đồng.
Ví dụ: Vợ chồng đồng thuận ly hôn không có tranh chấp liên quan đến tài sản thì mức tạm ứng án phí và án phí được xác định là loại không có giá ngạch với mức đóng là 300.000 đồng.
3. Cách tính tiền khởi kiện đối với án phí có giá ngạch
Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể, theo đó, khởi kiện sơ thẩm có giá ngạch có mức án phí và tạm ứng án phí như sau:
Bảng tra án phí, tạm ứng án phí có giá ngạch
|
Loại vụ án tranh chấp dân sự
|
Giá trị tài sản có
tranh chấp
|
Mức án phí
|
Tạm ứng án phí
|
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
|
Từ 06 triệu đồng trở xuống
|
300.000 đồng
|
Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng
|
Từ trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng
|
5% giá trị tài sản có tranh chấp
|
Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng
|
20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
|
Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng
|
36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
|
Từ trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng
|
72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
|
Từ trên 04 tỷ đồng
|
112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng
|
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
|
Từ 60 triệu đồng trở xuống
|
3.000.000 đồng
|
Từ trên 60 triệu đồng đến 400 triệu đồng
|
5% giá trị tranh chấp
|
Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng
|
20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
|
Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng
|
36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt 800 triệu đồng
|
Từ trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng
|
72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
|
Từ trên 04 tỷ đồng
|
112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 04 tỷ đồng
|
Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
|
Từ 06 triệu đồng trở xuống
|
300.000 đồng
|
Từ trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng
|
3% giá trị tài sản có tranh chấp
|
Từ trên 400 triệu đồng đến 02 tỷ đồng
|
12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
|
Từ trên 02 tỷ đồng
|
44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
|
* Lưu ý: Mức án phí phúc thẩm đối với loại có giá ngạch tương tự như loại không có giá ngạch.
4. Trường hợp nào người khởi kiện dân sự không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí?
Cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án bao gồm:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án.
- Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
- Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.