Hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo

Chủ đề   RSS   
  • #489228 11/04/2018

    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo

    Ấn định thời gian thử thách bằng 02 lần mức phạt tù, Được hưởng án treo nếu có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ... Đây là những nội dung nổi bật đáng chú ý tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo vừa được Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc họ phải chấp hành hình phạt tù.

     

     

    A. Được hưởng án treo nếu có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ

    Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Về mức hình phạt

    a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm về một tội.

    b) Đối với người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc có nhiều bản án, khi tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án mà hình phạt chung không quá 03 năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng.

    2. Về nhân thân của người phạm tội

    a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm có thể được xem xét cho hưởng án treo nếu ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng theo quy định của Luật Cư trú; không có tiền án, tiền sự.

    Trường hợp người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó, tính chất của tội phạm mới được thực hiện và các căn cứ khác thấy không nhất thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng cần hạn chế và phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng.

    b) Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội cần xem xét toàn diện tất cả các yếu tố như trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công tác, lao động, đồng thời kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm để đánh giá họ có nhiều khả năng tự cải tạo hay không,trên cơ sở đó mới quyết định bắt họ phải chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo; trường hợp cho họ hưởng án treo phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    c) Người có thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, học tập hoặc công tác được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…; người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội do lỗi vô ý; sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì được coi là có nhiều khả năng tự cải tạo.

    3. Về tình tiết giảm nhẹ

    Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự từ 02 tình tiết trở lên.

    Mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự được xác định tương ứng với mỗi điểm quy định tại khoản 1 của các điều này.

     

     

     

    B. Ấn định thời gian thử thách bằng 02 lần mức phạt tù

    Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Cách tính thời gian thử thách như sau:

    - Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

    - Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

    Ví dụ: Toà án xử phạt A 03 năm tù cho hưởng án treo. Do A đã bị tam giam 01 năm, như vậy mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là 02 năm (03 năm – 01 năm = 02 năm). Tòa án ấn định thời gian thử thách đối với A là 04 năm (02 năm x 2 = 04 năm).

    >>> Chi tiết xem thêm tại Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    55234 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Lilynguyen1608 vì bài viết hữu ích
    enychi (07/07/2019) ngolong2301 (17/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496302   07/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Ngày 15/5/2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

    Nghị quyết hướng dẫn cụ thể về các điều kiện được hưởng án treo như sau:

    - Bị xử phạt tù không quá 03 năm;

    - Có nhân thân tốt (ngoài phạm tội lần này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật);

    - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng;

    - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

    - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo, cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    enychi (07/07/2019)
  • #496350   08/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo điều kiện được hưởng án treo khi đủ hai điều kiện được nói trên bài viết. Vậy cho mình hỏi ý kiến của mọi người về 2 tình tiết giảm nhẹ của Nguyễn Khắc Thủy trong vụ án ấu dâm tại Bà Rịa-Vũng Tàu là tuổi cao sức yếu, Đảng viên làm ngân hàng có nhiều đóng góp có chấp nhận được không? Đây có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?

     
    Báo quản trị |  
  • #496544   10/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Mydung0407 viết:

    Theo điều kiện được hưởng án treo khi đủ hai điều kiện được nói trên bài viết. Vậy cho mình hỏi ý kiến của mọi người về 2 tình tiết giảm nhẹ của Nguyễn Khắc Thủy trong vụ án ấu dâm tại Bà Rịa-Vũng Tàu là tuổi cao sức yếu, Đảng viên làm ngân hàng có nhiều đóng góp có chấp nhận được không? Đây có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?

    Đối với ví dụ về vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy thì theo mình đây không là trường hợp được hưởng án treo. Vì ngày 11/6, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chánh án TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết đã ban hành quyết định thi hành bản án 3 năm tù đối với Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) về tội Dâm ô đối với trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #524201   29/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Ngoài ra, nghị quyết cũng quy định cụ thể những trường hợp không cho hưởng án treo bao gồm:

    - Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

    - Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

    - Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    - Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    - Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ph_ngoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #527191   31/08/2019

    Án treo là một chế định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Với phương châm “giáo dục – khoan hồng”, án treo không buộc người bị kết án cách ly khỏi xã hội mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc có hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng án treo là vô cùng cần thiết để có thể ngăn ngừa việc áp dụng án treo quá dễ dàng trên thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #556248   30/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Những nội dung trong bộ luật tố tụng cũng như hình sự tại Việt Nam quy định rất nhều trong đó sử dụng những văn bản hướng dẫn bộ luật ngày càng chi tiết cụ tể. Tuy nhiên xẫ hội ngoài kia vẫn không ngừng vận động theo những hướng khác nhau, cần bám sát vào thực tế nhiều hơn để viện dẫn.

     
    Báo quản trị |  
  • #556992   31/08/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Bình luận

    Theo quan điểm cá nhân của mình có một số trường hợp cần quy định rõ ràng hơn. Để tránh những trường hợp không đáng có như người phạm tội viện dẫn Điều 65 của Bộ luật hình sự 2015 bào chữa cho mình để giảm nhẹ tội. Ví dụ nếu ông Nguyễn Khắc Thuỷ ở Vũng Tàu phạm tội ấu dâm viện dẫn ông là Đảng viên, tuổi già sức yếu mà xét ổng án treo thì lại tiêu. Đúng người đúng tội thì phải xử đúng nghiêm.

    Cập nhật bởi jellannm ngày 31/08/2020 11:31:33 CH
     
    Báo quản trị |