Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023

Chủ đề   RSS   
  • #596928 09/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Hướng dẫn 06/HD-VKSTC: Hướng dẫn kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023

    Ngày 05/01/2023, Viện KSNDTC có Hướng dẫn 06/HD-VKSTC năm 2023 về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2023.
     
    Theo đó, để công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất khi giải quyết các vụ án hình sự về trật tự xã hội, Viện KSNN các cấp quan tâm tập trung thực hiện các nội dung cụ thể sau: 
     
    huong-dan-06-hd-vkstc-huong-dan-kiem-sat-xet-xu-so-tham-an-trat-tu-xa-hoi-nam-2023
     
    (1) Đối với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
     
    Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
     
    Bên cạnh đó, thực hiện phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. 
     
    Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này bằng việc thực hiện tốt các nội dung sau:
     
    - Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm.
     
    - Nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội.
     
    - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ.
     
    - Thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội.
     
    Lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm có tính chất “xã hội đen”; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
     
    - Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh.
     
    - Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra rà soát để đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
     
    - Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát, giải quyết dứt điểm các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố tạm đình chỉ còn tồn đọng, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật.
     
    - Tăng cường hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp.
     
    Lưu ý, tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm sát với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
     
    - Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo.
     
    (2) Đối với hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
     
    Thực hiện nghiêm túc về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
     
    - Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục.
     
    Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định trái pháp luật. 
     
    - Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. 
     
    - Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.
     
    Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử.
     
    - Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, 
     
    Trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng.
     
    - Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án. 
     
    Xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. 
     
    Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. 
     
    - Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật.
     
    - Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật.
     
    - Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo.
     
    - Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật TTHS 2015 quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC và 190/QĐ-VKSTC .
     
    - Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự 2015.
     
    Xem thêm Hướng dẫn 06/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2023.
     
    442 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận