Hướng dẫn 02/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2023.

Chủ đề   RSS   
  • #596981 10/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần


    Hướng dẫn 02/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2023.

    Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn 02/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2023.

    Trong đó, đề cập đến nhiệm vụ cụ thể thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự

    Thứ nhất, trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

    Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, bao gồm:

    - Kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Quy chế của Ngành, của đơn vị, bảo đảm chất lượng nghiên cứu hồ sơ. Đối với những vụ án phức tạp, lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ để chỉ đạo kịp thời.

    - Quá trình xét xử, Kiểm sát viên phải tích cực chủ động tham gia xét hỏi để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, không để tình trạng đưa ra nhận định chưa đủ căn cứ, thiếu tính thuyết phục, phiến diện, dẫn đến không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

    - Lập phiếu kiểm sát biên bản phiên tòa theo Hướng dẫn số 23/HD- VKSTC ngày 22/4/2021 của VKSND tối cao.

    - Kiên quyết kháng nghị phúc thẩm hoặc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị đối với những vụ án có vi phạm, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Hồ sơ kiểm sát xét xử sơ thẩm được lập đầy đủ, đúng quy định của Ngành.

    - Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp phải chú trọng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự như công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa, số hóa hồ sơ vụ án hình sự.

    Thứ hai, trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

    Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, bao gồm:

    - Lãnh đạo, Kiểm sát viên phải nắm chắc phạm vi, nội dung kháng cáo của người tham gia tố tụng, kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát; 

    - Chú ý cập nhật, đánh giá những tình tiết mới phát sinh sau khi xét xử sơ thẩm liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm.

    - Đối với vụ án có kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên có thể trao đổi, làm rõ thêm về những vấn đề nêu trong kháng nghị để bảo vệ nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc thống nhất về hướng xử lý đối với kháng nghị phúc thẩm và việc giải quyết vụ án.

    - Cần lựa chọn Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội, án có kháng nghị phúc thẩm, án đã bị hủy để điều tra, xét xử lại…

    - Sau phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải báo cáo ngay với Viện kiểm sát có thẩm quyền để xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có những thiếu sót, vi phạm trong quá trình truy tố, xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cần thông báo rút kinh nghiệm kịp thời nhằm chấn chỉnh những sai sót, nâng chất lượng.

    Xem chi tiết tại Hướng dẫn 02/HD-VKSTC ngày 03/01/2023.

     
    591 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận