Hụi - hình thức góp vốn còn nhiều rủi ro

Chủ đề   RSS   
  • #503682 30/09/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Hụi - hình thức góp vốn còn nhiều rủi ro

    Hiện nay, một trong những hình thức góp vốn phổ biến trong dân là hụi. Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015, có quy định: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là hụi) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”. Tùy theo từng địa phương, phong tục tập quán mà hình thức, tên gọi của hụi có sự khác nhau. Nhưng tựu trung lại có thể thấy, hụi ra đời với ý nghĩa nhân văn là hình thức tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các thành viên.

    Một dây hụi thường dao động quanh mức 20 thành viên. Hụi có thể mở theo năm, mùa (đông xuân, hè thu ở nông thôn), theo tháng,… nói chung hụi rất đa dạng dễ chơi, là một hình thức tích lũy tài sản được nhiều người lựa chọn.

    Tuy nhiên, thời gian qua không ít đường dây vỡ hụi lên đến tiền tỷ khiến không ít người giật mình, kẻ chua xót, sống dỡ chết dỡ,… Từ mấy vụ vỡ hụi mới thấy giao dịch này còn tồn tại nhiều hạn chế. Đa phần các “tay em” (hụi viên) quá tin tưởng “đầu thảo” (chủ hụi), không cầm giữ tài sản bảo đảm, không có giấy tờ, chứng từ xác nhận. Một phần vì người chơi ham lợi mà sa vào các đường dây “hụi ma” (VD: hụi 1 triệu đồng, mà bỏ đến 700 – 800 ngàn đồng để hốt, người chơi thấy lợi mà tham gia) thực chất là đường dây hụi ảo, không có người chơi thực, núp bóng để lừa đảo. Đến khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn, các “tay em” lâm vào cảnh nợ nầng. Việc cơ quan vào cuộc giải quyết cũng đã là chuyện đã rồi, số tiền khó thu hồi. Do vậy thiết nghĩ, “tay em” cần cảnh giác khi chơi hụi, tránh tiền mất còn mang thêm bệnh.

     

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2214 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535697   26/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Hụi và những hệ quả

    Hụi (được gọi chung là họ) dưới gốc độ pháp luật được hiểu là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức hụi được thự hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân. Trường hợp tổ chức hụi có thu lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 và nghiêm cấm tổ chức hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi (theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015).

    Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức hụi có những biến tướng nhất định không hướng đến mục đích tương trợ nhân dân theo tinh thần pháp luật đặt ra và theo đúng quy định pháp luật cụ thể tại Nghị định 19/2019/NĐ-CP mà có một số cá nhân lợi dụng việc tổ chức hụi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác và theo cách gọi của địa phương là “giật hụi” hay “vỡ hụi”. Để không bị điều tra dấu hiệu hình sự là lừa đảo (theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) thì các đối tượng chủ hụi bị vỡ hụi làm giấy xác nhận nợ và yêu cầu cắt hết các khoản tiền lãi phát sinh, trừ cấn tiền hụi sống, hụi chết… với tất cả hụi viên.

    Theo đó, dư luận tại các địa phương xảy ra vụ việc vỡ hụi ngày càng rầm rộ nhưng cơ quan có thẩm quyền cũng chưa có căn cứ để kết luận vỡ hụi và Tòa cũng chưa thụ lý đơn kiện đối với những trường hợp này.

    Như vậy, tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra với mức thiệt hại cho những hụi viên ngày càng cao nếu không kịp thời có các chế tài kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức hụi khiến cho các chủ hụi lợi dụng lòng tin của hụi viên để lập “hụi ma” sau đó bỏ trốn hoặc dùng thủ đoạn không trả tiền hụi với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538384   05/02/2020

    Khi xảy ra tranh chấp (giật hụi), bể hụi hoặc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới có cơ sở để yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp, bởi thỏa thuận bằng lời nói rất khó bảo vệ tốt quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.

    Cảnh báo thêm: "Một trong những thủ đoạn mà chủ hụi hay dùng là khai khống số hụi viên tham gia dây hụi để lừa hụi viên. Do đó, các hụi viên cần phải thường xuyên kiểm tra, nắm chắc số người tham gia, nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, gian dối thì rút vốn, ngừng chơi".

     
    Báo quản trị |