Hợp pháp hóa đất dôi dư

Chủ đề   RSS   
  • #559135 29/09/2020

    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Hợp pháp hóa đất dôi dư

    Trước hết bạn cần xác định thực sự phần diện tích đất phát sinh đó có thuộc quyền sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh không? nếu phần đất đó không thuộc sở hữu của bất kỳ chủ sở hữu nào ở xung quanh thì bạn có thể xin chữ ký của các chủ sở hữu xung quanh xác nhận vào một văn bản về việc không có bất kỳ tranh chấp hay yêu cầu nào với phần đất dư ra đó. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì có thể thực hiện việc hợp thức hóa, cụ thể như sau:

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất Đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần xác định xem ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Trường hợp ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

    Do đó, trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Điều 24a Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP). Căn cứ theo qui định trên thì để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì bạn cần phải tiến hành các thủ tục sau:

    1. Đo đạc lại diện tích đất:

    - B­ước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do;   

     Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất gồm:

    + Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu do Văn phòng đăng ký đất đai quy định);

    + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.

    - B­ước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định.

    Bước 3: Người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

    2.  Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận:

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

    “1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:

    a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

    b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

    c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”.

    Cập nhật bởi Caothikimdung1001 ngày 29/09/2020 06:37:53 CH
     
    1540 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Caothikimdung1001 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận