HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Chủ đề   RSS   
  • #507782 15/11/2018

    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    KÍNH CHÀO THUVIENPHAPLUAT!

    NHỜ LUẬT SƯ TƯ VẤN

    Nếu hợp đồng ủy quyền của bên A ủy quyền lại cho bên B để thực hiện chuyển nhượng, tặng cho ( thửa đất) bất động sản. Sau đó bên B có thể dựa vào hợp đồng ủy quyền này mà thực hiện chuyển nhượng lại thửa đất này cho chính bên B được không?

    Xin cám ơn

     
    4276 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507992   19/11/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Mời bạn tham khảo quy định của Bộ luật dân sự như trích dẫn dưới đây:

    Điều 141. Phạm vi đại diện

    1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

    a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    b) Điều lệ của pháp nhân;

    c) Nội dung ủy quyền;

    d) Quy định khác của pháp luật.

    2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

    Theo đó quy định tại khoản 3 không cho phép B làm việc bạn nêu.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    thanhlv1 (21/11/2018)
  • #508155   21/11/2018

    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    Câu nói   "trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" là có thể xảy ra khi nào? Xin LS tư Vấn Giúp.
     
    Báo quản trị |  
  • #508536   27/11/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Được quy định ở các ngành luật chuyên biệt. Bạn có thể lấy ví dụ như người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    thanhlv1 (02/12/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com