Hợp đồng tiền hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #458451 22/06/2017

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Hôm nay, có người bạn của mình gọi điện nhờ làm giùm hợp đồng tiền hôn nhân vì "người ta ùa đến cưới rồi". Thế nhưng yêu cầu của bạn mình khá lạ: bạn mình không cần/không quan tâm tài sản, mà chỉ quan tâm đến con cái. Ly hôn tài sản chia sao cũng được nhưng bạn ấy muốn phải giữ quyền nuôi con.

    (Gia đình bạn mình cha mẹ cũng ly hôn, mẹ bạn ấy một mình nuôi cả 3 đứa con gái ăn học thành tài).

    Hợp đồng tiền hôn nhân
     

    Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ.

    Đây là phần thỏa thuận mà mình đã soạn thảo, mọi người cho ý kiến thử là có còn điều gì cần ghi nhận nữa không (đặc biệt là các anh, chị đã lập gia đình, không biết là thỏa thuận như vậy đã hợp lý hay chưa - đặc biệt là về mặt đạo đức cũng như vấn đề thực tế đời sống hôn nhân).

    (P/s: mình chưa lập gia đình, do đó chắc chắn là sẽ có những điều không phù hợp thực tế, mọi người đừng cười):


     

    VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    ----- 

    Hôm nay, ngày...... tháng ..... năm 20….

    Chúng tôi gồm:

    Ông ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    Cùng tự nguyện lập văn bản này để thỏa thuận việc sau:

     1/ VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    Nếu chúng tôi kết hôn với nhau, chúng tôi cam kết cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân, bao gồm – nhưng không giới hạn – các trách nhiệm sau:

    - Trách nhiệm đóng góp cho gia đình: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên. Mức độ đóng góp phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên và sẽ không phải là cơ sở để tạo nên đặc quyền trong hôn nhân cho bên có đóng góp nhiều hơn.

    - Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.

    - Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.

    - Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

     

    2/ PHÂN CHIA QUYỀN NUÔI CON TRONG TRƯỜNG HỢP LY HÔN:

    Trong trường hợp xấu nhất khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, các bên không thể tiếp tục chung sống và phải làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật quyền nuôi con sẽ thuộc về bà …, ông … cam kết sẽ không giành quyền nuôi con cũng như không thực hiện bất kỳ hành vi nào để cản trở yêu cầu được nhận quyền nuôi con của bà …

    Bà … cam kết không gây cản trở ông … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Hai bên cam kết sẽ cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con; không thực hiện hành vi, lời nói gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con như nói xấu đối phương, mắng chửi con cái, có hành vi bạo hành gia đình ...

    Trong trường hợp do quy định pháp luật của Việt Nam mà bà … không được trao quyền nuôi con, ông … cam kết không gây cản trở bà … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Khi lý do cản trở bà … được giao quyền nuôi con không còn, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên, thực tế việc chăm sóc con của ông …, mong muốn của con và trên hết là để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bình thường của con, quyền nuôi con có thể được trả về cho bà … hoặc không. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, hai bên cam kết sẽ không có bất kỳ lời nói hay hành động này gây ảnh hưởng xấu đến con.

    3/ PHÂN CHIA TÀI SẢN

    Tài sản riêng của mỗi bên và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được phân chia theo quy định pháp luật. Các bên cam kết không sử dụng việc được giao quyền nuôi con được nêu ở phần 2/ làm điều kiện để phân chia tài sản chung.

    4/ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN PHÂN CHIA:

    Nội dung của thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay sau khi hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hoặc một thời điểm khác sớm hơn nếu hai bên có thỏa thuận khác sau này.

     
    75936 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #461802   19/07/2017

    Nhiều khi mình thấy con người ta kết hôn với nhau vì tình yêu nhưng trog cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc dẫn đến phải ly hôn thì ngừoi phụ nữ thường phải chịu thiệt thòi hơn. Tuy nhiên với việc có một quy định tiền  hôn nhân như trên thì khi ly hôn cũng đỡ phải tranh chấp tài sản này nọ sau ly hôn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #461852   20/07/2017

    LinhLinh.HT
    LinhLinh.HT

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2017
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo quan điểm của mình, bất cứ chuyện gì cũng có 2 mặt của nó.

    Ngày xưa ông bà anh thì yêu là cưới và sống với nhau đến trọn đời. Nhưng hạnh phúc hay không chẳng ai biết được. Đôi khi vì định kiến xã hội mà ngậm đắng nuốt cay cho qua ngày thôi. Mình ủng hộ hợp đồng tiền hôn nhân này. Văn minh và tiến bộ, có thể thỏa thuận trước đến khi li hôn tiết kiệm thời gian và cái chính là đỡ mất lòng nhau.

    Mình từng chứng kiến bao nhiêu đôi lúc yêu thì thề non hẹn biển xong ra tòa giành nhau từng đồng từng hào, như vậy còn phản cảm hơn. Xã hội đang phát triển rồi và có lẽ chúng ta cũng nên công nhận những thứ tiến bộ ấy.

    Trịnh Hồng Linh - Tư vấn doanh nghiệp

    SĐT: 0982 434 564

    Email: linhapril12@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LinhLinh.HT vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018) hrccivn (18/02/2022)
  • #462160   22/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ việc lập ra hợp đồng tiền hôn nhân cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, phân định rõ luôn cả việc ai nhận nuôi con thì mình không được rõ lắm, vì mình nghĩ đó là vấn đề mang tính nhân thân, đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tòa án còn có thể xem xét đến nguyện vọng của người con nữa, nếu quy định rạch ròi về việc ai là người nuôi con trong hợp đồng tiền hôn nhân thì vô hình chung đã tước đi quyền được nêu lên nguyện vọng của người con, chủ thể chính liên quan trực tiếp đến thỏa thuận này rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanh241994 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #462985   29/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân vốn dĩ không còn quá xa lạ ở các nước phát triển. Tuy nhiên, với nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam thì hình thức này vẫn chưa được phổ biến cho lắm. Bởi khi một bên không thực hiện hợp đồng hay khi có tranh chấp xảy ra thì cũng rất khó để có một hướng giải quyết phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #462999   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Nhưng xem lại một tý nhé, các bạn nghĩ hợp đồng tiền hôn nhân có giá trị pháp lý hay không. Pháp luật không quy định về việc này cũng như không điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng này thì làm sao có giá trị pháp lý. Theo mình thì chỉ có thỏa thuận về tài sản riêng là có giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #464093   09/08/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân này ở các nước khác đã được áp dụng nhiều rồi và khi áp dụng cũng có rất nhiều cái hay của nó, mọi người thường hay nể nả, e dè khi đang yêu nhau hoặc mới kết hôn vì sợ mất hình tương nhưng sau khi ly hôn thì cái chén cũng đòi chia và thực tế là có rất nhiều tranh chấp xung quanh đó. Nên việc cũng thỏa thuận trước để ký hợp đồng tiền hôn nhân này sẽ tránh những phiền phức không đáng có nếu chẳng may ly hôn. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    xuancanhvut (03/03/2018)
  • #464098   09/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    dù sao giữa hai bên phải yêu mới cưới mà ở được với nhau, có thêm cái hợp đồng làm gì rồi cho tới khi có giấy đăng kí kết hôn thì cũng là sự công nhận của pháp luật về hôn nhân đó đã có. Những thỏa thuận này sao không lập trong thời kì hôn nhân vừa giảm được gánh nặng thêm cho một loại văn bản pháp luật mới ra đời. Nếu  pháp luật quy định thêm cũng k có nghĩa đảm bảo được, nó cũng là hợp đồng dân sự thông thường 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #466584   04/09/2017

    Em thì không nghĩ là loạn lạc. Mà đó là sự rõ ràng. Câu chuyện hợp đồng tiền hôn nhân thì không phải là lạ ở các nước phát triển. 

    Theo như em thấy thì việc người ta có một bản hợp đồng như vậy để phân định ra rõ ràng trách nhiệm đối với gia đình của mình trong những trường hợp mà 1 bên không thực hiện đúng và vô trách nhiệm đối với gia đình thì mình hoàn toàn có lý để mình yêu cầu ngta phải thực hiện. Thậm chí đó còn là căn cứ để ly hôn và phân chia tài sản 1 cách rõ ràng trong trường hợp xấu nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #466752   05/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Theo như mình đọc được thì Điều 47 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định hai bên nam nữ trước khi kết hôn có thể thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Thỏa thuận này được xác lập bởi sự tự do, tự nguyện của hai bên kết hôn, song chỉ giới hạn trong phạm vi thỏa thuận về tài sản, bao gồm các nội dung chủ yếu theo Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Mặc dù không được thỏa thuận về quyền nhân thân như các nước phương Tây nhưng có thể thấy với quy định trên, pháp luật nước ta đã thoáng hơn rất nhiều so với trước đây mà vẫn đảm bảo được thuần phong, mỹ tục, văn hóa của người Á Đông. Mình cho rằng việc luật hóa thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu xã hội 

     
    Báo quản trị |  
  • #466910   07/09/2017

    Sự tồn tại của 1 bản "hợp đồng tiền hôn nhân", cũng là điều kiện mà các đôi mới tiến đến hôn nhân thì cái bản chất kết hôn nó cũng đang dần mất đi. Hiện tại là hợp đồng thì sau này sẽ còn những điều kiện nào nữa? Khi bản hợp đồng này tồn tại song song cũng với cuộc hôn nhân thì có thể đảm bảo được rằng mỗi lần vợ chồng xảy ra những bất đồng, những tranh cãi rằng họ sẽ không nghĩ đến nó, vẫn sẽ cố gắng bỏ qua và vì nhau để đi tiếp không?Và liệu cuộc hôn nhân đó sẽ tồn tại được bao lâu, ngay khi chưa bắt đầu ta đã nghĩ đến thất bại, đổ vỡ thì sự cố gắng trong nó còn bao nhiêu.

    Vậy nên theo mình sự tồn tại bản hợp đồng tiền hôn nhân là không nên.

     
    Báo quản trị |  
  • #466912   07/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình nghĩ hợp đồng tiền hôn nhân cũng có cái hay của nó, thời đại bây giờ dường như con người quý trọng bản thân hơn, ngày xưa con gái lấy chồng xem như giao cả cuộc đời cho chồng, cho con, cho gia đình nhà chồng, rất ít có trường hợp ly hôn, kể cả có vất vả cũng không nói với ai, còn bây giờ, lúc soạn ra hợp đồng này, 2 bên ở vị trí ngang hàng, tôn trọng nhau, mình nghĩ cũng có cái hay của nó

     
    Báo quản trị |  
  • #469095   28/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Xã hội bây giờ đã phát triển đến mức chuyện tình cảm hôn nhân cũng được lập hợp đồng rồi. Vậy mà mình tưởng chuyện này chỉ xuất hiện trong những câu chuyện đùa vui hoặc trong phim ảnh thôi. Tuy hơi tiêu cực nhưng đúng là bây giờ chúng ta sống với nhau lý trí và vì lợi ích của bản thân nhiều hơn thì phải.

     
    Báo quản trị |  
  • #469112   28/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Dù có quy định đi chăng nữa nhưng pháp luật đã có quy định cụ thể, đâu phải cứ làm là được công nhận. Nếu con dưới 3 tuổi người bố có dành quyền nuôi con cũng không được. Hay người mẹ muốn dành quyền nuôi con nhưng không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con thì thỏa thuận cũng trở nên vô ích

     
    Báo quản trị |  
  • #469123   28/09/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Hai bên trong văn bản thỏa thuận trên cho rằng trên đây là hợp dồng tiền hôn nhân, nhưng theo mình nghĩ thì văn bản trên không được xem là hợp đồng tiền hôn nhân, bởi lẽ hợp đồng là sự xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi 2 đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, và từ trước tói giò chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về loại hợp đồng nói trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #469137   28/09/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Nếu hôm nhân mà gắn cai chữ Hợp đồng thì không còn mang nghãi của hôn nhân thông thường. Nhưng mình lại thích có cái dạng hợp đồng. Cá nhân mình thấy thời đại ngày càng phát triển, pháp luật cũng nên phá triển theo hướng, đã có hợp đồng thì không cần giấy đăng ký kết hôn luôn. Hai người yêu nhau về sống vói nhau, ký với nhau bản hợp đồng phân chia quyền và nghĩa vụ khi không còn chung sống với nhau nữa. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi bản hợp đồng có hiệu lực và kết thúc khi hai người quyết định không chung sống với nhau và thực hiện tất cả các thỏa thuận với nhau trong hợp đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #471936   23/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Về nguyên tắc, bản chất của hôn nhân cũng giống như một hợp đồng vậy (cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật). Pháp luật cũng không cấm các bên được tự do thỏa thuận tuy nhiên những thỏa thuận đó không được trái với pháp luật. Ví dụ, dù anh có thỏa thuận về việc nuôi con như thế nào đi chăng nữa nhưng nếu con dưới 36 tháng tuổi thì phải giao cho người mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng. Như vậy, những thỏa thuận đó không thể có hiệu lực được khi trái pháp luật đâu nhé bạn!

    "Hợp đồng tiền hôn nhân" nghĩa là hợp đồng được xác lập cho những quan hệ trước khi xác lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật (nghĩa là xác lập cho những quan hệ phát sinh trước khi kết hôn như nam nữ sống thử với nhau). Do đó, theo mình thì trong trường hợp này mình nên gọi là hợp đồng hôn nhân sẽ chính xác hơn (xác lập cho các quan hệ phát sinh khi đã đằn ký kết hôn).

     
    Báo quản trị |  
  • #474883   15/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Ngày nay, thuật ngữ Hợp đồng tiền hôn nhân không còn quá xa lạ đối với những nước phát triển. Đây được xem như là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi chấp nhận "sống thử" trước khi kết hôn chính thức. Mặt khác, nó cũng thể hiện được sự minh bạch trong tài sản giữa vợ và chồng khi hai bên có thỏa thuận. Ở thời điểm hiện tại theo Luật HNGĐ 2014 chỉ công nhận Hợp đồng hôn nhân thỏa thuận về tài sản trước, trong và sau khi kết hôn còn các đối tượng khác của hợp đồng như quyền nuôi con sau ly hôn...chưa được thừa nhận. Nếu như pháp luật Việt Nam đã có một bước đi tiến bộ trong cách quy định về hợp đồng hôn nhân như trên thì theo mình, thiết nghĩ việc quy định thỏa thuận về chế độ con cái sẽ diễn ra trong tương lai gần và cần thiết bổ sung quy định mới này vào pháp luật để bảo vệ quyền lợi của đôi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #475262   19/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Đúng là xã hội ngày càng phát triển nên con người ta cũng thay đổi theo, việc lấy chồng cưới vợ bây giờ theo như trường hợp của chủ đề thì giống như bắt đầu một giao dịch dân sự mới vậy. Cùng thoả thuận, cùng quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, cách phân chia tài sản sau khi ly hôn... Theo mình thì điều này phù hợp với các nước phương Tây, còn ở Việt Nam thì điều này khá là lạ lẫm do nét văn hoá của người Việt mình. Cảm giác sau khi ký vào hợp đồng như là một nghĩa vụ chung sống với nhau, không phải là một cuộc hôn nhân thuần tuý nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #475289   19/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    "Quan hệ hôn nhân và gia đình" nếu xét ra dưới góc độ pháp luật thì nó cũng là một quan hệ dân sự (quan hệ giữa luật gốc với luật chuyên ngành); "Hợp đồng hôn nhân" cũng là một dạng của hợp đồng dân sự mà thôi. Do đó, những quy định trong hợp đồng đó miễn thỏa mãn các quy định pháp luật và không trái đạo đức xã hooik thì đều được hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #475330   20/11/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy trên thế giới, rất nhiều nước phương Tây đã áp dụng hợp đồng hôn nhân nhưng ở Việt Nam thì chưa có quen thuộc.

    Thường thì người Việt Nam thường suy nghĩ theo cảm tính nên hôn nhân sẽ đến khi hai người đã cảm thấy cần thiết, còn các nước phương Tây việc ký kết hợp đồng hôn nhân là vấn đề bình thường và nghiêm túc. Có thể cách suy nghĩ thiên về lý tính khiến họ lựa chọn việc ngồi lại với nhau và lập văn bản cho mối quan hệ yêu đương.

    Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015 đã công nhận chế độ thỏa thuận xác lập tài sản chung vợ chồng: ‘Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

    Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hợp đồng hôn nhân thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản, còn các vấn đề khác của hợp đồng (ngoài tài sản, như các vấn đề liên quan đến sinh con – nuôi dạy con, trách nhiệm làm việc nhà, quyết định các vấn đề lớn trong gia đình...) đều chưa đề cập đến.

    Như vậy, dù chọn sống chung có hợp đồng hay không, việc quan trọng nhất vẫn là ‘trách nhiệm thực hiện cam kết’ của cả hai ‘đối tác’.

    Họ có thể viết ra hay không viết ra những cam kết chung, nhưng nếu không xây dựng và vun đắp cho mối quan hệ đó, thì mọi bản hợp đồng đều trở nên vô hiệu.

    "Hôn nhân cũng giống như bất cứ điều gì tốt đẹp trong cuộc sống, không tự nhiên diễn ra. Nếu bạn muốn nó diễn ra, bạn phải lên lịch trình cho nó" Bat Sheva Marcus 

     
    Báo quản trị |