Hợp đồng thuê mặt bằng nên soạn như thế nào để tránh rủi ro và có cần công chứng?

Chủ đề   RSS   
  • #530934 17/10/2019

    tranbaonaval

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2019
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Hợp đồng thuê mặt bằng nên soạn như thế nào để tránh rủi ro và có cần công chứng?

    Chào luật sư!

    Xin hỏi luật sư, em có thuê một mặt bằng để kinh doanh trong thời hạn là 2 năm. Vì thuê để kinh doanh nên em rất ngại nếu trường hợp chủ nhà muốn lấy lại mặt bằng sớm hơn thời hạn. Vì quá trình kinh doanh có nhiều khách hàng, nên nếu chuyển đổi vị trí sẽ rất ảnh hưởng. Nên khi làm hợp đồng thì thế nào để đảm bảo quyền lợi cho bên thuê tốt nhất? Và hợp đồng thuê mặt bằng có cần phải công chứng hay không? Trường hợp không công chứng thì khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi có được đảm bảo?

    Xin luật sư giải đáp giúp. Em cảm ơn. 

    Hãy làm hết sức, khi bạn còn có thể.

     
    11704 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tranbaonaval vì bài viết hữu ích
    admin (22/11/2019) yuanping (23/10/2019) ThanhLongLS (18/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530975   18/10/2019

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Nếu bạn thuê nhà ở thì không buộc phải công chứng trừ khi các bên yêu cầu công chứng. Về nội dung hợp đồng, do pháp luật giới hạn về mức độ phạt vi phạm hợp đồng (tùy theo lĩnh vực) nên để giảm thiểu rủi ro bạn có thể yêu cầu bồi thường đối với các chi phí liên quan hoặc đặt cọc và tỷ lệ phạt đặt cọc trong quá trình thực hiện hợp đồng.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/10/2019) tranbaonaval (28/10/2019) admin (22/11/2019)
  • #531553   28/10/2019

    tranbaonaval
    tranbaonaval

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2019
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Tìm kiếm trên mạng thì em thấy mẫu hợp đồng này: https://bds123.vn/hop-dong-cho-thue-mat-bang-kinh-doanh-post1191.html

    Em thấy ở điều 6 hợp đồng này có quy định về việc: Trong trường hợp Bên A chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ trả lại tiền cọc cho Bên B và phải trả thêm cho bên B số tiến đúng bằng số tiền đã đặt cọc.

    Tại điều khoản trên nếu chủ nhà lấy lại trước thời hạn, em muốn số tiền phải trả thêm là thoả thuận có thể là gấp 5 hoặc 10 lần số tiền đã đặt cọc thì có vi phạm pháp luật không? Lúc trước em có nghe thông tin là số tiền phải đền chỉ bằng số tiền đã đặt cọc, nếu hợp đồng ghi đền cọc nhiều hơn thì sẽ trái quy định pháp luật và hợp đồng trên sẽ không còn hiệu luật nữa. Mong được giải đáp.

    Hãy làm hết sức, khi bạn còn có thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #533347   22/11/2019

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


     

    tranbaonaval viết:

     

    Chào luật sư!

    Xin hỏi luật sư, em có thuê một mặt bằng để kinh doanh trong thời hạn là 2 năm. Vì thuê để kinh doanh nên em rất ngại nếu trường hợp chủ nhà muốn lấy lại mặt bằng sớm hơn thời hạn. Vì quá trình kinh doanh có nhiều khách hàng, nên nếu chuyển đổi vị trí sẽ rất ảnh hưởng. Nên khi làm hợp đồng thì thế nào để đảm bảo quyền lợi cho bên thuê tốt nhất? Và hợp đồng thuê mặt bằng có cần phải công chứng hay không? Trường hợp không công chứng thì khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi có được đảm bảo?

    Xin luật sư giải đáp giúp. Em cảm ơn. 

     

    Chào bạn, việc thuê mặt bằng các điều khoản bạn cần lưu ý là:

    - tính pháp lý của mặt bằng bạn thuê (chủ sở hữu, có tranh chấp hay không, tình trạng mặt bằng...)

    - gía thuê hằng tháng

    - diện tích thuê

    - mục đích sử dụng 

    - quyền và nghĩa vụ của các bên

    - xử lý khi xảy ra tranh chấp

    - đơn phương chấm dứt, hủy hợp đồng

    -...

    Về vấn đề bạn đang băn khoăn về rủi ro bị lấy lại mặt bằng thì trước đó trong quá trình hai bên thực hiện giao kết hợp đồng thì bạn nên đọc kỹ hợp đồng điều khoản thuê mặt bằng và các nội dung về bồi thường thiệt hại, đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào.

    Trường hợp, nếu thấy không hợp lý thì bạn thỏa thuận với bên cho thuê về các điều khoản để hạn chế rủi ro và tăng trách nhiệm cho bên thuê bằng cách đưa vào các điều khoản về phạt vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác hoặc các điều khoản để ràng buộc trách nhiệm với bên cho thuê. 

    Về việc công chứng, chứng thực:

    Điều 17 Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

    Trích khoản 2, điều 10 Luật KDBĐS:

    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trường hợp người cho bạn thuê mặt bằng không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nên hợp đồng thuê này bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

    Việc công chứng, chứng thực không chỉ giúp các bên ngừa rủi ro mà còn là giá trị để tăng  tính pháp lý của hợp đồng khi giao dịch

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 22/11/2019 04:19:06 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (23/11/2019) ThanhLongLS (22/11/2019)
  • #539589   28/02/2020

    lamkylaw viết:

     

    tranbaonaval viết:

     

    Chào luật sư!

    Xin hỏi luật sư, em có thuê một mặt bằng để kinh doanh trong thời hạn là 2 năm. Vì thuê để kinh doanh nên em rất ngại nếu trường hợp chủ nhà muốn lấy lại mặt bằng sớm hơn thời hạn. Vì quá trình kinh doanh có nhiều khách hàng, nên nếu chuyển đổi vị trí sẽ rất ảnh hưởng. Nên khi làm hợp đồng thì thế nào để đảm bảo quyền lợi cho bên thuê tốt nhất? Và hợp đồng thuê mặt bằng có cần phải công chứng hay không? Trường hợp không công chứng thì khi xảy ra tranh chấp, quyền lợi có được đảm bảo?

    Xin luật sư giải đáp giúp. Em cảm ơn. 

     

    Chào bạn, việc thuê mặt bằng các điều khoản bạn cần lưu ý là:

    - tính pháp lý của mặt bằng bạn thuê (chủ sở hữu, có tranh chấp hay không, tình trạng mặt bằng...)

    - gía thuê hằng tháng

    - diện tích thuê

    - mục đích sử dụng 

    - quyền và nghĩa vụ của các bên

    - xử lý khi xảy ra tranh chấp

    - đơn phương chấm dứt, hủy hợp đồng

    -...

    Về vấn đề bạn đang băn khoăn về rủi ro bị lấy lại mặt bằng thì trước đó trong quá trình hai bên thực hiện giao kết hợp đồng thì bạn nên đọc kỹ hợp đồng điều khoản thuê mặt bằng và các nội dung về bồi thường thiệt hại, đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào.

    Trường hợp, nếu thấy không hợp lý thì bạn thỏa thuận với bên cho thuê về các điều khoản để hạn chế rủi ro và tăng trách nhiệm cho bên thuê bằng cách đưa vào các điều khoản về phạt vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác hoặc các điều khoản để ràng buộc trách nhiệm với bên cho thuê. 

    Về việc công chứng, chứng thực:

    Điều 17 Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

    Trích khoản 2, điều 10 Luật KDBĐS:

    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trường hợp người cho bạn thuê mặt bằng không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nên hợp đồng thuê này bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

    Việc công chứng, chứng thực không chỉ giúp các bên ngừa rủi ro mà còn là giá trị để tăng  tính pháp lý của hợp đồng khi giao dịch

    không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực bạn nhé. Khoản 1 Điều 17 chỉ bắt buộc các trường hợp mua bán, thuê mua mới phải công chứng hoặc chứng thực nhé. thuê mua khác với thuê nhé. 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com