Hợp đồng sống thử

Chủ đề   RSS   
  • #441286 11/11/2016

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Hợp đồng sống thử

    Theo mọi người thì hợp đồng sống thử như thế này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có phát sinh tranh chấp thì Tòa án có làm căn cứ để giải quyết hay không?

    Rất mong nhận được góp ý từ quý thành viên Dân Luật.

    Trân trọng cảm ơn!

    Hợp đồng sống thử

     
    26758 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #456875   10/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Việt nam chưa có quy định về hợp đồng này nên mình nghĩ là sống thử là hành vi không được coi là hay ho nhưng pháp luật không cấm, các bên có quyền thỏa thuận những việc không vi phạm điều cấm pháp luật nên mình nghĩ là được

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #456963   11/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hợp đồng này theo mình nghĩ đây là hợp dồng dân sự bình thường theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 : "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Và thêm một điều là "Hợp đồng hôn nhân" chỉ là danh từ thường ngày vậy thôi chứ không hề có loại hợp đồng này theo quy định của pháp luật.

    Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 11/06/2017 05:10:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #457345   14/06/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Chắc nên bổ sung thêm một điều quan trọng vào hợp đồng này.

    Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

    …..

    d. Nếu chị Hồng * có thai trong giai đoạn sống thử thì anh Trung * có nghĩa vụ hỏi cưới chị ngay lập tức. Và sau đó có trách nhiệm làm người cha, người chồng tốt đối với hai mẹ con. J

     
    Báo quản trị |  
  • #457366   14/06/2017

    Về cơ bản thì hợp đồng này là hợp đồng dân sự và dĩ nhiên, không vi phạm điều cấm của pháp luật, cũng không vi phạm về hình thức của hợp đồng nên sẽ có hiệu lực thi hành giữa các bên. Tuy nhiên, vấn đề là chia tay rồi có ai lại lôi cái hợp đồng này ra mà kiện không? Rồi chả biết lấy gì làm căn cứ để xác định bên nào vi phạm để mà bồi thường cả. Hợp đồng này viết cho vui thôi chứ thực thi thì mình thấy hơi hài hước đấy :)))

     
    Báo quản trị |  
  • #457620   15/06/2017

    Theo mình hợp đồng này là một giao dịch dân sự, có sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên về quyền lợi/nghĩa vụ của hai bên, để tránh phát sinh tranh chấp sau này, lỡ sau này có tranh chấp thì còn có giấy tờ để giải quyết 

     
    Báo quản trị |  
  • #458115   19/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Đây đâu phải là chỉ là hợp đồng sống thử, mà là hợp đồng để yêu thương và có thể đôi trẻ sẽ cùng nắm tay nhau chạy tới hôn nhân, hoặc cũng có thể là một trải nghiệm ít ai có được giống như đôi trẻ.

    Chúc cho đôi trẻ sớm nghiệm thu, quyết toán và đi đến thanh lý hợp đồng theo chiều hướng tích cực nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #458143   20/06/2017

    binhtkl
    binhtkl

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:07/09/2016
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


    cũng hay nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #458150   20/06/2017

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    Toà án sẽ thụ lý giải quyết.

    Nhưng sẽ tuyên bố HĐ vô hiệu do trái đạo đức xã hội. Bởi vấn đề sống thử chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục, quan niệm về Hôn nhân & Gia đình ở Việt Nam. 

    Trường hợp này sẽ giải quyết theo điều 14 Luật HN &GĐ về giải quyết trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. 

    Đây là quan điểm của mình. Mong mn góp ý

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  
  • #460343   08/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Giả như vi phạm điều khoản hợp đồng rồi sao, ngoại tình chẳng hạn thì tính sao nhỉ, chẳng lẽ qoăng cái hợp đồng này ra để bắt người kia quay lại hay là bồi thường, mình thấy hợp đồng này chả có ý nghĩa gì cả, 2 bên chung sống với nhau trước hôn nhân vi yêu thương nhau chứ chẳng lẽ ai ép mà lại đi lập hợp đồng 

     
    Báo quản trị |  
  • #485968   28/02/2018

    Nếu một bên mà vi phạm hiệp đồng thì không biết cơ quan chức năng nào sẽ đứng ra giải quyết khi có tranh chấp xảy ra? Với lại hợp đồng này chỉ là hợp đồng dân sự giữa hai cá nhân với nhau, khi xảy ra tranh chấp thì hai bên tự giải quyết thì tốt hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #486265   03/03/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì:

    - Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 

    - Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

    Tại Điều 15 Luật trên quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

    Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

    Quan hệ tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nếu như không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của luật dân sự, và các quy định khác của pháp luật liên quan. Trong quy định đã ưu tiên sự thỏa thuận của các bên là quy định hợp lý vì nó vừa thể hiện tính chất của nguyên tắc quan hệ pháp luật này tự nguyện.

    Trong trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng luật dân sự 2015 về quy định tài sản thuộc sở hữu chung theo điều 219 Bộ luật dân sự 2015

    Vấn đề chia tài sản thuộc sở hữu chung đối với nam nữ sống chung mà không đăng kí kết hôn theo điều 219 Bộ luật dân sự trên như sau:

    - Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Tai điều 16 Luật trên quy định về việc giải quyết quan hệ  tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

    - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

    Theo mình thì căn cứ vào những quy định trên trong Luật hôn nhân gia đình 2014 vẫn bảo vệ cho người phụ nữ trong thời kỳ "chung sống như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn" đấy thôi nên bản hợp đồng sống thử vẫn có giá trị pháp lý đó chứ

     
    Báo quản trị |  
  • #486270   03/03/2018

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Cái này là hợp đồng cá nhân với cá nhân, nếu điều khoản rõ ràng ví dụ như quy định giới hạn của việc sống thử, tỷ lệ góp vốn để chi tiêu sinh hoạt,... và có cả việc bồi thường thiệt hại trong những trường hợp ABC XYZ nào đó thì vẫn hoàn toàn chấp nhận được chứ.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #495823   01/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Đây chỉ là một cách để hai cá nhân chính trong trường hợp này tự hợp thức hóa mối quan hệ của cả hai, chỉ để yên tâm rằng à, chúng ta sống thử nhưng giấy tờ hoàn toàn là thật. Thực sự thì vấn đề này rất nóng trong thế hệ sinh viên hiện nay và cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ cho xã hội, tuy nhiên chúng ta nên tỉnh táo và lý trí trước mọi hoàn cảnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #498941   07/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Lâu nay, sống thử đã trở thành trào lưu của giới trẻ. Khi cơm lành canh ngọt thì chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng lúc đường ai nấy đi, những thiệt thòi về mặt pháp lý kéo theo không phải ai cũng biết. Có những thiệt thòi không biết như thế nào:
    Không được bảo vệ khi có “người thứ ba”, khai sinh của con không có tên cha, thiệt thòi trước hết dành cho chính những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ sống thử. Một trong những điều kiện cần thiết để làm giấy khai sinh cho trẻ chính là giấy đăng ký kết hôn. Những cặp đôi sống thử khi không có hôn thú nếu muốn được cấp giấy khai sinh cho con sẽ buộc phải áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015: “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”.
    Do đó, trong trường hợp cặp đôi sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, đứa trẻ sẽ mang họ mẹ. Nếu trong trường hợp người cha có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha con và có nguyện vọng được nhận con sẽ được giải quyết.
    Mặc dù vậy, dù người cha có nhận con hay không thì khi bố mẹ chia tay, đứa trẻ vẫn thiệt thòi nhất.
    Ngoài ra còn có những vấn đề lằng nhằng về quan hệ tài sản và vấn đề cấp dưỡng con cái..
     
    Báo quản trị |  
  • #498943   07/08/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đã gọi là "sống thử" thì không hiểu hợp đồng này ra đời có ý nghĩa gì? Không cần bản hợp đồng này thì giữa 2 bên khi quyết định chung sống với nhau cũng đã có sự ràng buộc sẵn rồi, quyền hạn và trách nhiệm cũng do 2 bên tự nguyện, thỏa thuận với nhau, còn nếu đã muốn làm hợp đồng, giấy tờ xác nhận rõ ràng thì nên đầu tư nội dung cụ thể, chi tiết hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #498961   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Có một trường hợp như thế này. Đôi nam nữ yêu nhau, sau khi quá trình xem xét và đấu tranh tâm lý thì hai người quyết định don về sống chung với nhau tại nhà trọ của bạn nam ( gia đình không biết ). Sau quá trình chung sống với nhau như vợ chồng họ đã cùng nhau mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoat hằng ngày. Đó là lúc tình còn đẹp. Sau khi cảm thấy chán và hai bên muốn dừng lại thì bắt đầu "chia tài sản" mặc dù không làm hợp đồng. Trong lúc sống với nhau ai mua cái gì thì tiến hành trả lại cái đó, còn những thứ hai người mua chung thì chia đôi ví dụ như 10 cái chén thì khi chia tay chia mỗi người 5 cái :|.

    Đó là câu chuyện vừa vui lại vừa đáng lên án, theo mình không ủng hộ việc sống thử vì sống thử sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau, chúng ta không thể lường trước được và việc này có thể nói là trái đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #569441   27/03/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Theo mình thì việc sống thử cũng nên có thỏa thuận rõ ràng vì theo pháp luật cũng có quy định rõ hành vi này là “chung sống với nhau như vợ chồng”, khi có vấn đề thì Tòa án vẫn giải quyết, nên cần rõ ràng trước tiên thì khi có mâu thuẫn cả hai vẫn giải quyết tốt đẹp được.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #569498   28/03/2021

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    "Hợp đồng sống thử" sẽ mang bản chất của một hợp đồng dân sự => chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về dân sự (cụ thể ở đây là Bộ luật Dân sự 2015 sẽ điều chỉnh trực tiếp, Luật Hôn nhân và gia đình sẽ điều chỉnh các thông tin có liên quan đến chế định "chung sống với nhau như vợ chồng").

    "Hợp đồng sống thử" chưa xác lập về mối quan hệ hôn nhân => các bên nên thỏa thuận rõ các hướng xử lý cụ thể khi chấm dứt hợp đồng liên quan đến tài sản, con cái,...

     
    Báo quản trị |  
  • #577657   30/11/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Sống thử không đồng nghĩa với việc cưới, nhưng nên là bước đệm để hai người đánh giá sự hoà hợp lâu dài. Chỉ nên sống thử khi bạn có thể tự chủ về cuộc sống của chính mình và có thể giúp cuộc sống của người còn lại trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vấn đề về tác động của mọi người ung quang là một yêu tố cản trợ điều này,  nên cân nhắc

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)