Hợp đồng lao động ký với văn phòng đại diện liệu có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #536628 02/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hợp đồng lao động ký với văn phòng đại diện liệu có đúng luật?

     

    Một khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, người đại diện của doanh nghiệp sẽ nhân danh doanh nghiệp kí kết hợp đồng lao động với người lao động. Xong, đối với hợp đồng lao động của người lao động làm việc tại văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì sao? Liệu người đứng đầu văn phòng đại diện có được ký các hợp đồng lao động để tuyển dụng nhân sự cho văn phòng đại diện không?

    Tại khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về vị trí, chức năng của văn phòng đại diện như sau:

    2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

    Ngoài ra, tại khoản 3, 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

    3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

    5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

    Với các quy định trên, chúng ta thấy rằng văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng như văn phòng liên lạc. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng tiếp cận thị trường, khách hàng, nghiên cứu thị trường, giới thiệu trưng bày sản phẩm…. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do doanh nghiệp giao, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Và người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

    Vì vậy, có thể kết luận rằng văn phòng đại diện không được ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Văn phòng đại diện chỉ thay mặt ký kết hợp đồng lao động khi công ty chính ủy quyền cho ký kết.

    Tuy nhiên, cần lưu ý đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thì vẫn được ký những hợp đồng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, trong đó có việc thuê lao động. Nội dung này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 17 Luật thương mại 2005 như sau:

    "3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam."

     

     

     
    10989 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận