Chào bạn connitquy, về vấn đề bạn hỏi, mình có ý kiến giải đáp như sau:
Thứ nhất, cần xem xét loại hợp đồng giao kết đó là hợp đồng gì? Bởi trên thực tế có một số loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, trong trường hợp đó là loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, nhưng các bên trong hợp đồng không thực hiện thì đã vi phạm về hình thức và như vậy sẽ vô hiệu, không được thừa nhận giá trị pháp lý.
Bạn có thể xem Danh sách các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng tại đây.
Thứ hai, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. (theo Điều 2 Luật công chứng 2014)
Về bản chất, công chứng để đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, nhằm đảm bảo sự an toàn của các bên trong giao dịch dân sự, đặc biệt là bên mà có quyền lợi dễ bị xâm phạm, ví dụ như người mua nhà trong giao dịch mua bán nhà…
Vì thế, trong nhiều trường hợp Luật định buộc phải công chứng, và thực tế, dù Luật không bắt buộc nhưng trong một số giao dịch, nhiều người vẫn chọn hình thức công chứng với mục đích như đã nêu trên.
Tóm lại, hợp đồng không công chứng khác với hợp đồng công chứng ở chỗ:
- Hợp đồng không công chứng sẽ không có giá trị pháp lý nếu như đó là loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng.
- Hợp đồng công chứng sẽ đảm bảo được tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, đảm bảo sự an toàn giữa các bên trong giao dịch dân sự hơn so với hợp đồng không công chứng.
Xem thêm:
- Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?
- Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng?