Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #437740 05/10/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?

    Hi mọi người, mình có một vấn đề thắc mắc liên quan đến hợp đồng giao dịch giữa các doanh nghiệp mong các anh, chị và các bạn có kinh nghiệm giải đáp giúp.

    Hợp đồng không có con dấu

    Trước ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2005 còn hiệu lực thì vấn đề quản lý và sử dụng con dấu có vẻ chặt chẽ, nào là phải đăng ký con dấu với cơ quan công an rồi giữ tại trụ sở chính…

    Việc sử dụng con dấu rất quan trọng, quan trọng đến nỗi không có văn bản nào quy định hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả con dấu và chữ ký mà đó chỉ là cách hiểu theo tập quán nước mình.

    Thế rồi, đến ngày 01/7/2015, Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, mọi sự đổi thay, việc quản lý sử dụng con dấu không còn khắt khe như trước nữa, doanh nghiệp không cần phải đăng ký với cơ quan công an…chỉ cần tự làm và thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là được rồi.

    Tại Luật doanh nghiệp cũng có quy định như thế này: “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

    Như vậy, nếu theo điều luật này ta sẽ hiểu rằng, việc hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả chữ ký và con dấu chỉ là chuyện dĩ vãng, còn bây giờ, hợp đồng sẽ có giá trị khi chỉ cần có chữ ký là đủ?

    Mình hiểu như vậy đúng không mọi người?

     
    101064 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thaiphongnet (15/10/2019) BQLDA3619 (24/07/2018) hongphongpq@gmail.com (12/03/2018) tung1962 (20/10/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #437744   05/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Theo tôi thì " theo điều luật này ta sẽ hiểu rằng, việc hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả chữ ký và con dấu chỉ là chuyện dĩ vãng, còn bây giờ, hợp đồng sẽ có giá trị khi chỉ cần có chữ ký là đủ", nếu pháp luật không có quy định hoặc có thỏa thuận về việc phải có con dấu là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016)
  • #437748   05/10/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Chết chết, đừng đùa với câu chữ của luật. Điều lệ công ty chính là luật, vậy phải xét cả Điều lệ công ty thì mới cho ra câu trả lời đúng.

    Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

    ...

    3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

    4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

     

    Tức là: Con dấu được sử dụng trong trường hợp theo quy định của Điều lệ công ty. (trước là theo quy định của Chính phủ)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Mickeycute vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016) BQLDA3619 (24/07/2018)
  • #437750   05/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Bạn hiểu nhằm một ý rồi:

    "3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty."

    Việc "sử dụng" ở đây theo tôi hiểu chỉ liên quan đến quy chế sử dụng trong nội bộ bạn thôi. Điều lệ công ty thì không thể buộc người ngoài phải tuân thủ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016)
  • #437753   05/10/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Bạn hiểu nhằm một ý rồi:

    "3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty."

    Việc "sử dụng" ở đây theo tôi hiểu chỉ liên quan đến quy chế sử dụng trong nội bộ bạn thôi. Điều lệ công ty thì không thể buộc người ngoài phải tuân thủ.

    Đấy chỉ là "theo tôi hiểu" thôi, hoàn toàn chủ quan đúng không luật gia :p

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Mickeycute vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (05/10/2016) trang_u (06/10/2016)
  • #437796   06/10/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi không rành về doanh nghiệp, nhưng cũng "chỏ mũi" một chút:

    Tôi có đồng quan điểm với bạn hungmaiusa. Tôi hiểu quy định này như sau:

    Trong nội dung điều 44 mà bạn Mickeycute dẫn:

    Từ "sử dụng" trong ý 3 là để nói về quy chế quản lý con dấu của công ty, ví dụ như ai được giữ dấu; người được giao giữ dấu có được trao cho người khác giữ hay không; dấu chỉ được để tại cty hay có được đem ra ngoài hay không v.v.

    Còn từ "sử dung" ở ý 4 là dấu được đóng trên văn bản mà hai bên đã giao kết. Có lẽ ý này nên viết là "4. Con dấu được đóng trên văn bản trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu." thì sẽ dễ phân biệt hơn.

    Không biết các bạn thấy thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016)
  • #437802   06/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào các bạn, mình cũng đồng quan điểm với bạn RIA1

    Tuy nhiên, mình vẫn chưa hiểu ý comment đầu tiên của bạn hungmaiusa

    Đó là trước đây, cũng như bây giờ, nếu doanh nghiệp cứ thỏa thuận với nhau không dùng con dấu thì mặc nhiên hợp đồng đó có hiệu lực phải không? hay chỉ là thời điểm hiện tại, (từ 01/7/2015 thôi)?

     
    Báo quản trị |  
  • #437805   06/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Chỉ thời điểm sau ngày luật doanh nghiệp có hiệu lực.

    +trừ trường hợp pháp luật có quy định, nếu hợp đồng thỏa thuận:

    1)Có hiệu lực kể từ ngày ký thì không cần dấu.

    2)Có hiệu lực từ ngày ký tên và đóng dấu thì phải đóng dấu.

    3)Có hiệu lực từ ngày ký tên, nhưng lại được ký tên và đóng dấu thì "chắc là" có hiệu lực.

    +Không có thỏa thuận thì không buộc phải đóng dấu mới có hiệu lực.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tvpl@adco.com.vn (04/11/2019) trang_u (06/10/2016)
  • #437812   06/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Chỉ thời điểm sau ngày luật doanh nghiệp có hiệu lực.

    +trừ trường hợp pháp luật có quy định, nếu hợp đồng thỏa thuận:

    1)Có hiệu lực kể từ ngày ký thì không cần dấu.

    2)Có hiệu lực từ ngày ký tên và đóng dấu thì phải đóng dấu.

    3)Có hiệu lực từ ngày ký tên, nhưng lại được ký tên và đóng dấu thì "chắc là" có hiệu lực.

    +Không có thỏa thuận thì không buộc phải đóng dấu mới có hiệu lực.

    Chào bạn hungmaiusa, vậy là bạn cũng hiểu như mình. 

    Nghĩa là trước đây (trước 01/7/2015) Luật doanh nghiệp không có quy định và theo tập quán thì người ta mặc nhiên hiểu rằng, hợp đồng chỉ có giá trị khi có đủ chữ ký và con dấu.

    Còn từ 01/7/2015, hợp đồng vẫn có giá trị khi chỉ có chữ ký mà không có con dấu nếu 2 bên thỏa thuận việc này (không còn áp dụng tập quán như trước kia mà áp dụng theo Luật)

     
    Báo quản trị |  
  • #437806   06/10/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Chuột Mickey nói đúng. 

    Điều lệ công ty bảo rằng các hợp đồng của cty phải đóng dấu là bên mình phải đóng dấu mới được (còn bên kia có đóng hay không thì là chuyện khác).

    Điều lệ không nói gì hoặc bảo không được đóng dấu lên các hợp đồng thì là không cần đóng/không được đóng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016) kieumydhl (11/10/2018)
  • #437813   06/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    VinhQuangLaw viết:

    Chuột Mickey nói đúng. 

    Điều lệ công ty bảo rằng các hợp đồng của cty phải đóng dấu là bên mình phải đóng dấu mới được (còn bên kia có đóng hay không thì là chuyện khác).

    Điều lệ không nói gì hoặc bảo không được đóng dấu lên các hợp đồng thì là không cần đóng/không được đóng.

    Chào bạn VinhQuangLaw, nhưng ý mình hỏi là hợp đồng với một bên đối tác, ngoài công ty, thì nó có giá trị không khi không có con dấu? 

     
    Báo quản trị |  
  • #437811   06/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

    - Nếu điều lệ A quy định tất cả các hợp đồng của công ty phải được đóng dấu và ký tên

    -Nếu điều lệ B quy định con dấu chỉ sử dụng khi pháp luật có uy định, tất cả các hợp đồng của công ty phải thỏa thuận chỉ cần ký tên, không được đóng dấu.

    Thì giải quyết như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016)
  • #437814   06/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

    - Nếu điều lệ A quy định tất cả các hợp đồng của công ty phải được đóng dấu và ký tên

    -Nếu điều lệ B quy định con dấu chỉ sử dụng khi pháp luật có uy định, tất cả các hợp đồng của công ty phải thỏa thuận chỉ cần ký tên, không được đóng dấu.

    Thì giải quyết như thế nào?

     

     

    Mình cũng thắc mắc như bạn này, nếu vậy thì giải quyết như thế nào nhỉ? Hóng câu trả lời của các bạn khác 

    Cập nhật bởi trang_u ngày 06/10/2016 10:38:38 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (09/04/2021)
  • #437826   06/10/2016

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Có gì khó, 1 bên bảo hợp đồng phải đóng dấu mới được, 1 bên bảo hợp đồng ko được đóng dấu (tôi chưa hiểu ý của bạn hungmaiusd trong câu này tất cả các hợp đồng của công ty phải thỏa thuận chỉ cần ký tên, không được đóng dấu. vì nó khá lủng củng, nhưng tôi đoán nó nghĩa là như vậy)

    Thì bên A đóng dấu, còn bên B ký tên. Vì điều lệ áp dụng cho mình chứ đâu áp dụng cho đối tác :))

    Nếu chuối hơn nữa, A quy định Hợp đồng phải được đóng dấu của A, và A chỉ giao kết với đối tác nào đóng dấu lên hợp đồng. B quy định hợp đồng ko được đóng dấu, và chỉ giao kết với đối tác không đóng dấu lên HĐ. Thì trừ khi 1 trong hai bên sửa điều lệ, còn ko thì cứ xác định là tìm đối tác khác thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    trang_u (06/10/2016)
  • #437837   06/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    VinhQuangLaw viết:

    Có gì khó, 1 bên bảo hợp đồng phải đóng dấu mới được, 1 bên bảo hợp đồng ko được đóng dấu (tôi chưa hiểu ý của bạn hungmaiusd trong câu này tất cả các hợp đồng của công ty phải thỏa thuận chỉ cần ký tên, không được đóng dấu. vì nó khá lủng củng, nhưng tôi đoán nó nghĩa là như vậy)

    Thì bên A đóng dấu, còn bên B ký tên. Vì điều lệ áp dụng cho mình chứ đâu áp dụng cho đối tác :))

    Nếu chuối hơn nữa, A quy định Hợp đồng phải được đóng dấu của A, và A chỉ giao kết với đối tác nào đóng dấu lên hợp đồng. B quy định hợp đồng ko được đóng dấu, và chỉ giao kết với đối tác không đóng dấu lên HĐ. Thì trừ khi 1 trong hai bên sửa điều lệ, còn ko thì cứ xác định là tìm đối tác khác thôi.

    Nếu nói như bạn thì khó khăn cho các doanh nghiệp trong làm ăn kinh doanh quá phải không? Nhưng khó khăn này không phải từ phía hành lang pháp lý mà do doanh nghiệp buộc đóng dấu tự làm khó mình, phải vậy không bạn VinhQuangLaw? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (09/04/2021)
  • #437929   07/10/2016

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Nếu theo từng câu chữ trong hợp đồng thì mình thấy thế này:

    1. Trong HĐ, người ta thường chỉ ghi là đảm bảo hợp đồng này được ký bởi người có thẩm quyền;

    2. "Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký..."

    Như vậy có thể hiểu là chỉ cần có chữ ký là được?

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanthanhtuan2013 vì bài viết hữu ích
    trang_u (07/10/2016)
  • #437936   07/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Hợp đồng mà bạn phanthanhtuan2013 đang nói đến có phải là hợp đồng trước kia lun không? (trước 01/7/2015 đó)

     
    Báo quản trị |  
  • #454762   27/05/2017

    "Như vậy, nếu theo điều luật này ta sẽ hiểu rằng, việc hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả chữ ký và con dấu chỉ là chuyện dĩ vãng, còn bây giờ, hợp đồng sẽ có giá trị khi chỉ cần có chữ ký là đủ?"

    Theo mình quy định của pháp luật như về con dấu hơi mơ hồ và chồng chéo với nhau,theo như tìm hiểu là trên thế giới chỉ còn 7 nước quy định bắt buộc về sử dụng con dấu trong đó có Việt Nam. Việc quy định như vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng. Cũng theo quan điểm của mình thì trong hợp đồng chỉ cần chử ký là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #468367   21/09/2017

    binhvu
    binhvu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty mình ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, họ không đóng dấu (cty họ không xài dấu lấy gì yêu cầu họ đóng)

    phía VN ký xong cứ phải đóng dấu đỏ lòe lên mới tin, chứ họ thì chỉ quan trọng chữ ký thôi. có lần yêu cầu 1 cầu đối tác đóng dấu, nó ịn lên 1 con dấu xanh xanh, nhỏ cỡ trái tắc, có mỗi cái tên công ty trên đấy, chả có thông tin nào khác :)

     
    Báo quản trị |  
  • #474419   13/11/2017

    theo mình không có con dấu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực

    việc đóng dấu ở đây với mục đích thể hiện tư cách pháp nhân của công ty.

    ví dụ: hợp đồng ký kết giữa công ty với nhau thì cần có con dấu nhưng giữa cá nhân với nhau thì không cần con dấu.

    ta có thể nhận thấy dấu ở đây không quan trọng bởi vì khi ký kết hđ chúng ta có thể thấy cái gì là quan trọng nhất ngay từ trong lời nói đó là ký kết hợp đồng chứ chẳng ai gọi đóng dấu hđ, giao dịch nào cũng cần phải ký chứ không ai giao dịch bằng dấu cả.

    vậy có nghĩa là đóng dấu hay không đóng dấu thì các thỏa thuận HĐ đều có hiệu lực pháp lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #486840   12/03/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    theo quan điểm của mình hợp đồng nguyên tắc trc tiên là sự THỎA THUẬN

    thế thôi, thỏa thuận chả cần đóng dấu đc là đc thôi mà

    hihi

     
    Báo quản trị |