Hợp đồng hợp tác kinh doanh, không tham gia điều hành quản lý

Chủ đề   RSS   
  • #103492 18/05/2011

    brocker

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng hợp tác kinh doanh, không tham gia điều hành quản lý

    Xin kính chào các luật sư.

    Em có việc muốn hỏi một chút. Công ty em và Công ty B đang có nhu cầu ký với nhau một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Bên B là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ, bên công ty em là chuyên về dịch vụ tài chính. Hiện nay bên B cần thêm vốn để đầu tư kinh doanh, nhu cầu là 20 tỷ đồng. Họ đề nghị bên em ký hợp đồng hợp tác với nội dung cơ bản sau:
    1.Bên em sẽ đầu tư vốn (20 tỷ) cho họ kinh doanh, họ sẽ trả bên em một khoản lợi tức cố định hàng tháng (mức lợi tức khoảng 20%/năm). Bên em không tham gia quản lý, điều hành bất kỳ hoạt động nào của Công ty B.
    2. Sau 6 tháng họ sẽ trả lại tiền gốc và lợi tức của kỳ cuối cùng cho bên em.
    3. Bên B có bảo lãnh ngân hàng thanh toán cho bên em trong trường hợp đến hạn của hợp đồng mà bên B không có khả năng thanh toán khoản tiền 20 tỷ và các khoản lợi tức.

    Em muốn hỏi là: Nội dung hợp đồng hợp tác như vậy có hợp pháp và hợp lý không? Có nhiều hợp đồng loại này không?

    Xin cảm ơn các luật sư.
     
    31373 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104293   21/05/2011

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    Kính chào.
    Có loại hợp đồng này.
    Tuy nhiên, do họ quản lý hết nên nêu họ nói lợi tức thấp thì sao... bên bạn rất thiệt thòi...
    Vậy nên bạn cần nhờ người hiểu biết vấn đề này tư vấn và soạn thảo hợp đồng cho chặt chẽ.
    Trân trọng.

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #119450   22/07/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 183 lần


    lstri viết:
    Kính chào.
    Có loại hợp đồng này.
    Tuy nhiên, do họ quản lý hết nên nếu họ nói lợi tức thấp thì sao... bên bạn rất thiệt thòi...
    Vậy nên bạn cần nhờ người hiểu biết vấn đề này tư vấn và soạn thảo hợp đồng cho chặt chẽ.
    Trân trọng.


    LS xem lại đi nhé, lợi tức cố định là 20%/1 năm rùi.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #109940   13/06/2011

    LS.lebachau
    LS.lebachau

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2011
    Tổng số bài viết (77)
    Số điểm: 478
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Hợp đồng này là hợp đồng hợp tác kinh doanh với đặc trưng:
    - Không thành lập pháp nhân;
    - Các bên tự thỏa thuận về cơ chế quản lý điều hành, phân chia lợi nhuận
    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về loại hợp đồng này tại: Luật đầu tư 2005, nghị định số 108 hướng dẫn thi hành luật đầu tư. (có thể download tại: Chinhphu.vn).
    - Với yêu cầu của hợp đồng: Bạn nên thỏa thuận kỹ về cơ chế kiểm soát lợi nhuận thu, thu chi mặc dù không tham gia điều hành thì sẽ bảo đảm lợi ích cho công ty bạn.
    - Về bản chất của hợp đồng của công ty bạn giống cơ chế của hợp đồng vay tiền hơn là hợp tác, do đó việc thỏa thuận sao cho hợp lý. Vì khi phát sinh tranh chấp, nếu có sự chứng minh hợp đồng này chỉ là hợp đồng vay tiền thì lợ ích của công ty bạn không bảo đảm (20%/năm).
    Nếu có hỏi thêm bạn có thể gửi câu hỏi về địa chỉ:
    chaule.lawfirm@gmail.com hoặc coment trực tiếp trên diễn đàn
    Lê Bá Châu
    0986057998

    ___________________

    Trân Trọng!

    Luật sư

    Lê Bá Châu

    Luật sư - Tư vấn - Tranh tụng

    Đất đai - Doanh nghiệp - Hợp đồng - Lao động - Đầu tư

    ĐT: 0986.057.998 hoặc 0918.070.998

    Email: luatsu.lebachau@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #121698   03/08/2011

    hlawstock
    hlawstock

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào các Anh Chị,
    Tôi cũng rất muốn bàn thêm về vấn đề hợp đồng hợp tác kinh doanh này.
    Theo ý trả lời của LS Lê Bá Châu thì nhấn mạnh về trường hợp "hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư" và một trường hợp nữa là mặc dù là hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng bản chất là hợp đồng cho vay. Tôi đồng ý với trường hợp sau hơn.

    Trên thực tế hiện nay có rất nhiều dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng bản chất là hợp đồng cho vay vốn giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với pháp nhân và giữa các pháp nhân với nhau nhưng không có chức năng kinh doanh ngân hàng theo quy định của luật TCTD (được gọi là hợp đồng tín dụng thương mại nói chung) và các hợp đồng này hầu hết là căn cứ vào sự điều chỉnh bởi luật dân sự.
    Hơn nữa, đặc điểm chủ thể của các hợp đồng này trước hết là thân quen, sau đó là các mối quan hệ giới thiệu cho nhau. Và rất hợp tác với nhau khi có vấn đề sự cố cần giải quyết.
    Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp gọi vốn hợp tác kinh doanh với lãi suất tương đối khá cao, đánh vào lòng tham của người góp vốn và đến khi không thanh toán được thì tranh chấp là chuyện đương nhiên. Lúc này công đoạn đi đòi nợ và kiện tụng là không tránh khỏi. Cũng đã có rất nhiều trường hợp mà các tòa án đã thụ lý giải quyết và luật áp dụng để giải quyết lúc này là pháp luật dân sự.

    Vậy rất mong các Anh Chị có thể cho ý kiến về rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với các bên trong loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh này để có thể cảnh báo cho mọi người.

    chân thành cảm ơn.
    hlawstock@gmail.com
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hlawstock vì bài viết hữu ích
    dieptv_ls (29/12/2020)
  • #122779   09/08/2011

    LS.lebachau
    LS.lebachau

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2011
    Tổng số bài viết (77)
    Số điểm: 478
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn HLAWSTOCK
    Trân trọng cảm ơn phúc đáp của bạn với bài viết của tôi. Cũng rất vui khi bạn có gợi ý về việc đưa ra các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong loại hình hợp đồng này để mọi người phòng tránh.
    Tuy nhiên theo tôi, sẽ rất khó để đưa ra một loại phòng trừ chung cho loại hợp đồng này hay bất kỳ loại hợp đồng nào.
    Bởi lẽ, xét về bản chất hợp đồng giữa các bên là "luật chơi" giữa các bên, phù hợp với "luật chơi" chung là pháp luật. Do đó, phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ mà các bên giao dịch. Ứng với loại quan hệ giao dịch, sẽ chịu sự điều chỉnh bởi luật chung và luật riêng khác nhau. Mỗi quan hệ lại có tính phức tạp khác nhau, phải có cách phòng tránh khác nhau. 
    Với hợp đồng hợp tác kinh doanh: Vì đây là một hình thức góp vốn cùng kinh doanh mà không thành lập pháp nhân, sự quản lý hợp doanh dựa trên "Ban điều phối". Do đó, để đảm bảo tối đa rủi ro trong hợp đồng thì: Việc soạn thảo hợp đồng phải lường hết các trường hợp, tình huống có thể dẫn tới tranh chấp, quy định một cách rõ ràng ứng xử của các bên, trách nhiệm và nghĩa vụ; Bảo đảm sự quản lý, điều hành của các bên hợp doanh.

    ___________________

    Trân Trọng!

    Luật sư

    Lê Bá Châu

    Luật sư - Tư vấn - Tranh tụng

    Đất đai - Doanh nghiệp - Hợp đồng - Lao động - Đầu tư

    ĐT: 0986.057.998 hoặc 0918.070.998

    Email: luatsu.lebachau@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #123016   10/08/2011

    CFO9
    CFO9

    Sơ sinh


    Tham gia:08/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi, Bên B cần vốn, Bên bạn có vốn, để đỡ rắc rối Bên bạn nên ký hợp đồng cho bên B vay 20 tỷ và lãi suất cho vay cố định 20%/năm. Kỳ hạn 6 tháng, lãi suất trả hàng tháng có bảo lãnh của ngân hàng là ổn rồi. Bạn cần gì phải ký hợp đồng hợp tác kinh doanh làm gì cho phức tạp. Theo chuẩn mực kế toán, chỉ có 3 phương thức hợp tác kinh doanh sau : 

    Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung  như sau :

    (a)  Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; và

    (b)  Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

    Thỏa thuận bằng hợp đồng

    05. Thỏa thuận bằng hợp đồng phân biệt quyền đồng kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh với lợi ích của khoản đầu tư tại những công ty liên kết mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể (xem Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”).

    Những hoạt động mà hợp đồng không thiết lập quyền đồng kiểm soát thì không phải là liên doanh.

    06. Thoả thuận bằng hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như: Nêu trong hợp đồng hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh; nêu trong các điều khoản hay các quy chế khác của liên doanh.

    Thỏa thuận bằng hợp đồng được trình bày bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau:

    (a)   Hình thức hoạt động, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo của các bên góp vốn liên doanh;

    (b)   Việc chỉ định Ban quản lý hoạt động kinh tế của liên doanh và quyền biểu quyết của các bên góp vốn liên doanh;

    (c)  Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh; và

    (d)    Việc phân chia sản phẩm, thu nhập, chi phí hoặc kết quả của liên doanh cho các bên góp vốn liên doanh.

    07. Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh để đảm bảo không một bên góp vốn liên doanh nào có quyền đơn phương kiểm soát các hoạt động của liên doanh. Thỏa thuận trong hợp đồng cũng nêu rõ các quyết định mang tính trọng yếu để đạt được mục đích hoạt động của liên doanh, các quyết định này đòi hỏi sự thống nhất của tất cả các bên góp vốn liên doanh hoặc đa số những người có ảnh hưởng lớn trong các bên góp vốn liên doanh theo quy định của chuẩn mực này.

    08. Thỏa thuận bằng hợp đồng có thể chỉ định rõ một trong các bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm việc điều hành hoặc quản lý liên doanh. Bên điều hành liên doanh không kiểm soát liên doanh, mà thực hiện trong khuôn khổ những chính sách tài chính và hoạt động đã được các bên nhất trí trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng và ủy nhiệm cho bên điều hành. Nếu bên điều hành liên doanh có toàn quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của hoạt động kinh tế thì bên đó là người kiểm soát và khi đó không tồn tại liên doanh.

    Phương án 1 : Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát.

    09. Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một số liên doanh được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên góp vốn liên doanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Hoạt động của liên doanh có thể được nhân viên của mỗi bên góp vốn liên doanh tiến hành song song với các hoạt động khác của bên góp vốn liên doanh đó. Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phân chia doanh thu và khoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh cho các bên góp vốn liên doanh.

    10. Ví dụ hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là khi hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh cùng kết hợp các hoạt động, nguồn lực và kỹ năng chuyên môn để sản xuất, khai thác thị trường và cùng phân phối một sản phẩm nhất định. Như khi sản xuất một sản phẩm, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất do mỗi bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm. Mỗi bên phải tự mình trang trải các khoản chi phí phát sinh và được chia doanh thu từ việc bán sản phẩm, phần chia này được căn cứ theo thoả thuận ghi trong hợp đồng.

    11. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh các hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của mình, gồm:

    (a)     Tài sản do bên góp vốn liên doanh kiểm soát và các khoản nợ phải trả mà họ phải gánh chịu;

    (b)    Chi phí phải gánh chịu và doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh.

    12. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát, liên doanh không phải lập sổ kế toán và báo cáo tài chính riêng. Tuy nhiên, các bên góp vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc tham gia liên doanh.

    Phương án 2 : Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát

    13. Một số liên doanh thực hiện việc đồng kiểm soát và thường là đồng sở hữu đối với tài sản được góp hoặc được mua bởi các bên góp vốn liên doanh và được sử dụng cho mục đích của liên doanh. Các tài sản này được sử dụng để mang lại lợi ích cho các bên góp vốn liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh được nhận sản phẩm từ việc sử dụng tài sản và chịu phần chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.

    14. Hình thức liên doanh này không đòi hỏi phải thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền kiểm soát phần lợi ích trong tương lai thông qua phần vốn góp của mình vào tài sản được đồng kiểm soát.

    15. Hoạt động trong công nghệ dầu mỏ, hơi đốt và khai khoáng thường sử dụng hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát. Ví dụ đối với hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát là khi hai doanh nghiệp cùng kết hợp kiểm soát một tài sản, mỗi bên được hưởng một phần tiền nhất định thu được từ việc cho thuê tài sản và chịu một phần chi phí cho tài sản đó.

    16. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh tài sản được đồng kiểm soát trong  báo cáo tài chính của mình, gồm:

    (a)   Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;

    (b)   Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh;

    (c)   Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;

    (d)   Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;

    (e)   Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.

    17. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh trong báo cáo tài chính các yếu tố liên quan đến tài sản được đồng kiểm soát:

     (a)   Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại dựa trên tính chất của tài sản chứ không phân loại như một dạng đầu tư. Ví dụ: Đường ống dẫn dầu do các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát được xếp vào khoản mục tài sản cố định hữu hình;

    (b)   Các khoản nợ phải trả phát sinh của mỗi bên góp vốn liên doanh, ví dụ: Nợ phải trả phát sinh trong việc bỏ tiền mua phần tài sản để góp vào liên doanh;

    (c)   Phần nợ phải trả phát sinh chung phải chịu cùng với các bên góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;

    (d)   Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh; và

    (e)   Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh, ví dụ: Các khoản chi phí liên quan đến tài sản đã góp vào liên doanh và việc bán sản phẩm được chia.

    18. Việc hạch toán tài sản được đồng kiểm soát phản ánh nội dung, thực trạng kinh tế và thường là hình thức pháp lý của liên doanh. Những ghi chép kế toán riêng lẻ của liên doanh chỉ giới hạn trong những chi phí phát sinh chung có liên quan đến tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh và cuối cùng do các bên góp vốn liên doanh chịu theo phần được chia đã thoả thuận. Trong trường hợp này liên doanh không phải lập sổ kế toán và báo cáo tài chính riêng. Tuy nhiên, các bên góp vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc tham gia liên doanh.


    Phương án 3 : Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát

    19. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát) đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.

    20. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích của liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh hoặc được chia sản phẩm của liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.

    21. Ví dụ một cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát:

    (a)   Hai đơn vị trong nước hợp tác bằng cách góp vốn thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị đó đồng kiểm soát để kinh doanh trong một ngành nghề nào đó;

    (b)   Một đơn vị đầu tư ra nước ngoài cùng góp vốn với một đơn vị ở nước đó để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị này đồng kiểm soát;

    (c)   Một đơn vị nước ngoài đầu tư vào trong nước cùng góp vốn với một đơn vị trong nước để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị này đồng kiểm soát.

    22. Một số trường hợp, cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát về bản chất giống như các hình thức liên doanh hoạt động được đồng kiểm soát hoặc tài sản được đồng kiểm soát. Ví dụ: các bên góp vốn liên doanh có thể chuyển giao một tài sản được đồng kiểm soát, như …….., vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát vì các mục đích khác nhau. Tương tự như vậy, các bên góp vốn liên doanh có thể đóng góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát một số tài sản mà các tài sản này sẽ chịu sự điều hành chung. Một số hoạt động được đồng kiểm soát có thể là việc thành lập một cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát để thực hiện một số hoạt động như thiết kế mẫu mã, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng.

    23. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát phải tổ chức công tác kế toán riêng như các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán.

    24. Các bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tiền hoặc bằng các tài sản khác vào liên doanh. Phần vốn góp này phải được ghi sổ kế toán của bên góp vốn liên doanh và phải được phản ánh trong các báo cáo tài chính như một khoản mục đầu tư vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.


    Một số điều trao đổi cùng bạn. 

    Best Regards, 
    Nguyễn Trọng Thạo
    0906604883
    thaont1975@yahoo.com 

    Cập nhật bởi CFO9 ngày 10/08/2011 06:29:40 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CFO9 vì bài viết hữu ích
    dieptv_ls (29/12/2020)