Mình xin có một số ý kiến chia sẻ với chủ thớt như sau:
1/ Hợp đồng học việc không phải là hợp đồng lao động. Căn cứ Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động 2012 thì Hợp đồng học nghề và Hợp đồng lao động là khác biệt nhau.
2/ Thời gian học việc có được tính là thời gian để tính trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc có bao gồm cả thời gian học nghề.
Tuy nhiên quy định này sẽ hết hiệu lực từ ngày 15/12/2018 theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổ, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo Nghị định 148 thì thời gian học nghề, học việc không còn được được tính làm thời gian tính trợ cấp thôi việc.
3/ Người đang học nghề sẽ thuộc trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
" i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) ... có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân."
Như vậy người học nghề được nhận thu nhập thì sẽ khấu trừ thuế theo mức 10% theo quy định trên.
Còn trường hợp tính theo lũy tiến tại Điểm b Khoản 1 Điều 25 là dành cho đối tượng là cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động.
4/ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật lao động 2012: "1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động."
Theo đó, trong thời gian thử việc hay học việc, tức là cá nhân này chưa ký kết hợp đồng lao động thì người đó chưa được xem là "người lao động" quy định tại Điều 186 Bộ Luật lao động 2012. Vậy nên sẽ không phải áp dụng điều khoản này.