Hỏi về vấn đề sa thải người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #514271 26/02/2019

    quynhnhu1996

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về vấn đề sa thải người lao động

    Các anh chị cho em hỏi, bên e là người sử sụng lao động có ký hợp dồng xác định thời hạn 1 năm với Công nhân A, để tham gia công trình bên Myanmar sau 1 thời gian làm việc công nhân đó có hành vi ẩu đả, đánh nhau gây thương tích cho người khác. Do sợ phiền phức, ảnh hưởng tới công trình nên phía công ty em đã không yêu cầu công an điều tra. Chỉ có thông báo của ban quản lý khu tập thể nơi công nhân đó ở thông báo về hành vi này và buộc người công nhân này phải rời đi ngay lập tức. theo em được biết thì theo khoản 1 Điều 126 hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên theo điểm c khoản 4 điều 123 quy định là không được xử lý người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều 126 của bộ luật này. Cho em hỏi là trong trường hợp này khi không có kết luận cơ quan điều tra thì công ty em sa thải người công nhân này thì có đúng luật không?

     
    1318 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514282   26/02/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Chào bạn, theo mình thì trường hợp này được hiểu như thế này.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì:

    "Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích..."

    Nghĩa là nếu NLĐ có hành vi cố ý gây thương tích thì đã đủ điều kiện để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải rồi chứ không cần phải có đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự, hoặc phải có kết quả điều tra xác minh của cơ quan có thẩm quyền mới được xử lý kỷ luật.

    Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012

    "Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
    ...
    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
    ...
    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

    Trường hợp NLĐ vi phạm các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 126 mà theo yêu cầu của bị hại, hoặc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh ban đầu, hoặc trong quá trình vụ án đã được khởi tố thì trường hợp này NSDLĐ phải đợi kết quả của cơ quan có thẩm quyền mới được xử lý sa thải.

    Còn trường hợp của bạn, nếu các bên đã thỏa thuận được với nhau, không cần phải điều tra xác minh hay cần sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền thì mình không cần phải đợi kết quả của cơ quan điều tra đâu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lunakhung123 vì bài viết hữu ích
    quynhnhu1996 (27/02/2019)
  • #514286   26/02/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
     
    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
     
    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
     
    Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 123 Bộ luật này cũng có quy định về việc không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
     
    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
     
    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
     
    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
     
    d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
     
    Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người lao động có hành vi cố ý gây thương tích tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là sa thải. Tuy nhiên, do vụ việc đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm nên thời gian này công ty không được xử lý kỷ luật lao động với anh A.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    quynhnhu1996 (27/02/2019)