Hội thẩm nhân dân là ai? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?

Chủ đề   RSS   
  • #612869 17/06/2024

    btrannguyen
    Top 150
    Lớp 7

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (541)
    Số điểm: 9203
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 174 lần


    Hội thẩm nhân dân là ai? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?

    Hội thẩm nhân dân là một thành phần trong Hội đồng xét xử tại Tòa án nhân dân. Vậy, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ gì trong phiên Toà? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?

    Hội thẩm nhân dân là ai? Có nhiệm vụ gì trong phiên Toà?

    Theo Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định niệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân như sau:

    - Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

    - Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.

    -Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.

    Đồng thời, theo Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định trách nhiệm của Hội thẩm như sau:

    - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật.

    - Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.

    - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

    - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

    - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

    - Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.

    - Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

    Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

    Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?

    Theo Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm như sau:

    - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

    - Có kiến thức pháp luật.

    - Có hiểu biết xã hội.

    - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Như vậy, Hội thẩm nhân dân không bắt buộc là những người làm trong ngành Toà án mà chỉ cần là công dân Việt Nam có kiến thức pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

    Hội thẩm nhân dân do ai bầu ra?

    Theo khoản 1 Điều 86 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân như sau:

    - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:

    Đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân;

    - Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.

    Như vậy, Hội đồng nhân dân sẽ là cơ quan bầu, cử Hội thẩm nhân dân. Sau khi được bầu làm Hội thẩm, Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân sẽ phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các phiên toà.

     
    21 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận